Sunday, August 17, 2014

Quạt Một Lần Cờ




(Chuyên cờ quạt Việt Tân bịa đặt “lịch sử” Giẻ Rách ba que)
Nguyên Khả

Ngày xưa ông già Khổng dạy học trò việc ứng xử “chính chị” rằng:
· Xét việc của Vua, mà xét quá nó không nghe, đâm sẽ bị nhục! Xét việc của Bạn mà Xét quá nó ghét, đâm tình nghĩa "sơ tán" cả!!!
Vì vậy, Cứ dùng cái ngay thẳng đúng đắn mà xét. Không được thì "một lần rồi thôi vậy"! Chứ không ì xèo đâm nhục, phí giờ cả ra!
· Sự Quân sác, tư nhục hỹ. Bàng hữu sác, tư sơ hỹ! Trung cáo nhi thiện đạo chi. Bất khả tắc chỉ. Vô tự nhục yên!  (Luận Ngữ)

Kể ra cái ông già ấm ớ này, gàn giở lẩm cẩm mà cũng có lý. Chuyện cờ quạt ba que giẻ rách giẻ lau, Tôi cũng đã nhiều lần xét khá kỹ.. bằng hữu đồng chí, đồng bào ..họ la toáng lên xỉ vả, chụp mũ hăm dọa đủ cả.  Nhưng việc công nghĩa đạo lý, biết mà không nói là bất nghĩa, nói mà không nói hết là bất nhân.. cho nên Tôi cũng đành lấy hết sức nhỏ tài sơ trí thiển nói một lần cho ngay thẳng rồi thôi..

Việc “nguyên ủy” cũng là tại cái ông nhà giáo già, còn là sử gia nữa cơ, Trần Trọng Kim, với tâm thức dân tộc bảo thủ và bảo hoàng, mon men bước vào cuộc chính trị trong buổi tương tranh giao thời giữa tư tưởng dân chủ và quân chủ phong kiến. Ông đã trở thành thủ tướng đầu tiên và cuối cùng của một đế quốc vừa hồi sinh đã ..vội chết! “Đế Quốc Việt Nam”, chính là tên hiệu mà chính phủ của ông đẵ đặt cho 3 miền thuộc địa “cựu Đại Nam” khi được Nhật “trao trả độc lập” ngày 11-3-1945 (sic). “Đế Quốc Bất Hạnh” này chỉ sống từ 11-3- đến 25-8 -1945 khi Bảo Đại thoái vị -đúng 168 ngày. (mẹ khỉ! Tên nước mà lại đặt là “Đế Quốc Việt Nam”!!! Đủ biết trình độ và tầm hiểu “chính chị” của ông giáo sư thủ tướng theo chủ nghĩa ái quốc dân tộc cỡ nào rồi!)

Trong hồi ký Một Cơn Gió Bụi của ông, có viết như sau:
“Nước Việt Nam đã là một nước tự chủ (!?), thì phải có quốc kỳ và quốc ca. Bài quốc ca thì từ trước vẫn dùng bài “Đăng Đàn”,  là bài ca rất cổ mà âm điệu nghe nghiêm trang. Chúng tôi nghĩ trước khi có bài nào hay hơn và có ý nghĩa lý hơn thì hãy cứ dùng bài ấy.

Còn lá quốc kỳ, mỗi người bàn một cách, chúng tôi định đem hỏi mọi người trong nước và ai có ý kiến gì, thì vẽ kiểu gởi về . Có kiểu lá cờ vàng quẻ Ly ở giữa là có ý nghĩa hơn cả. Chúng tôi định lấy kiểu ấy làm quốc kỳ.
Lá cờ vàng là từ xưa nước ta vẫn dùng. Trong sách “Quốc Sử Diễn Ca” nói khi bà Triệu Ẩu  (*** Triệu Ẩu, Ẩu ở đây trong tiếng Hán-Việt có nghiã là "con Mụ" vì lúc đó quân Đông Ngô cay cú bà và miệt thị bà Triệu.  cho nên gọi bà là con "Mụ Triệu" trong lúc thách chiến. Nhưng với lòng quân sĩ Tầu họ sợ Bà, gọi Bà là Lệ Hải Bà Vương, nghĩa là gặp là hãi sợ. Tên thật của bà là Triệu Thị Trinh, có sách viết là Triệu Nguyên.-Góp ý chú thích của bạn Tranh Hùng) nổi lên đánh quân Tầu, đã dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên có câu rằng “Đầu voi phất ngọn cờ vàng”. Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với ý cách mệnh của tổ quốc, lấy dấu hiệu quẻ Ly là vì trong lối chữ tối cổ của ta có tám chữ viết bằng vạch liền (dương) và những vạch đứt (âm) để chỉ tám quẻ, chỉ bốn phương chính và bốn phương bàng, nói ở trong kinh dịch, mà quẻ Ly chủ phương Nam. Chữ Ly còn có nghĩa là lửa, là văn minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương.

Lấy sắc vàng là hợp với lịch sử, lấy quẻ Ly là hợp với vị trí nước nhà, lại có nghĩa chỉ một nước văn hiến như ta thường tự xưng. Như thế là lá cờ vàng quẻ Ly là có đủ các ý nghĩa.

Song có người nói: Cờ quẻ Ly là một điềm xấu cho nên thất bại, vì ly là lìa. Ly là lìa là một nghĩa khác chứ không phải nghĩa chữ Ly là quẻ. Và việc làm của một chính phủ là cốt ở cái nghĩa lý, chứ không phải sự tin nhảm vô ý thức.

Việc thất bại là vì tình thế chứ không phải vì lá cờ. Giả sử dùng lá cờ khác mà trong hoàn cảnh ấy có thay đổi đuọc gì không?
(Trần Trọng Kim, “Một Cơn Gió Bụi” Vĩnh Sơn  SaiGon 1969, tr 36)

Ở đây, Tôi xin được xét về cái gọi là bản “quốc ca” trước, rồi ta sẽ bàn rộng hơn về “quốc kỳ” sau.

1-“Quốc ca Đăng Đàn” là gì?

Thật ra  bài “Ðăng đàn” không phải là quốc ca quốc kéo gì cả  theo đúng nghĩa mà chúng ta ngày nay quan niệm. Bài “Đăng Đàn” cung này là một điệu nhạc cổ đã có từ thời Nguyễn Ánh, cho lệnh soạn ra khi lên đăng cơ làm vua.  Nguyên nghĩa của chữ Đăng Đàn là để chỉ việc hành cử  tế  lễ "đăng đàn" (bước lên đàn bục) của vị chủ tế để hành lễ. Và cũng dùng trong cung đình mỗi khi vua du xuân hoặc khi xa giá từ Đại Nội lên đàn Nam Giao vào thời đó. Nó chỉ là nhạc “thiều”soạn theo lối nhã nhạc bằng “ngũ âm” (Xàng Xê Cống Xự Líu). Vì thế chắc chắn phải trang nhã, nhưng chỉ là nhạc thôi chứ không có lời. (Quí bạn nào hay xem phim lịch sử Hàn Quốc, trong những cảnh “trang nhã lê nghi”  thường thấy một điệu nhạc “buồn ngủ” ò e.. là có thể mường tượng ra cái “nhã nhạc” của Ta học của Tầu như thế nào)

Theo lời kể của ông Lê Văn Lân trong ”QUỐC KỲ VÀ QUỐC CA VIỆT NAM- TRONG NỬA ÐẦU THẾ KỶ 20 QUA” mãi  đến thời Bảo Đại về nước năm 1932, bản nhạc mới được đặt lời do ông Ưng Thiều viết  dùng để nghênh đón Bảo Đại.  Bốn câu mở đầu bài là :
Dậy, dậy, dậy mở mắt xem toàn châu
Đèn khai hóa rọi khắp toàn cầu
Ngọn đường thông thương ngàn dặm
Xe tàu điện, tàu nước, tàu bay...

Như vậy, bài này không phài “quốc ca”  trong ý nghĩa lời ca của quốc dân, tiêu biểu cho ý chí của một dân tộc và  phổ cập của mọi ngưòi công dân, mà chỉ là nhạc cung đình và có “quốc thể” của bọn vua chúa theo tính quân chủ đế quốc mà thôi. Cái ý niệm (concept) “quốc ca” thời này chưa hiện hữu. Ít nhất là ở xã hội Ta và Tầu.

2- Quốc Kỳ hay là cờ gì?

Ông Trần Trọng Kim, và những ngưòi sau này, sử dụng  câu:

"Ðầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha"... (VNQSDC)

Tả cảnh  bà Triệu Thi Trinh xuất quân đánh giặc Tầu trong Ðại Nam Quốc Sử diễn ca để chứng mình mầu vàng là mầu “quốc kỳ” và là mầu của chính thống. Nhưng ở đây, trong trường hợp bà Triệu chắc chắn đây không phải là quốc kỳ (vì ý niệm quốc kỳ thời này chưa hiện hữu), và cũng không phải là vương kỳ hay đế kỳ, mà có lẽ chỉ là soái kỳ. Bà Triệu chưa làm Vua, chưa lập kinh đô, chỉ kháng chiến chống  quân Tầu (Đông Ngô do tưóng Lục Dận thứ sử Giao Châu thống lãnh) được có mấy tháng, rồi thua, phải tuẫn tiết.

Theo sách “Lễ Ký" bàn chép về  Bát Quái  trận, cờ làm vương hiệu soái quyền trung quân Hoàng Kỷ (vàng); tiền quân Điều Kỳ (đỏ) ; hậu quân Huyền Vũ kỳ (đen), tả quân Thanh Long kỳ (xanh), hữu quân Bạch Hổ kỳ. Ngưòi Á đông xưa, theo binh pháp điều quân từ trung ương phát lệnh tiến thoái bằng cờ hiệu cho nên Bà Triệu cỡi voi ở trung quân giữ cờ vàng.

Thế thì,  chỉ vin vào một cái cờ vàng của bà Triệu chỉ huy trận kháng chiến đánh Tầu đông Ngô năm 248 sau Tây lịch, rồi cho đó là tiêu chuẩn chính thống để thành lập “quốc kỳ”... thì e nó hồ đồ không được ổn.Vậy còn trước đó Bà Trưng làm vua 3 năm (40-43), đóng đô ở Mê Linh, vương kỳ của bà mầu gì? Và sau đó bao nhiêu đời vua chúa phong kiến nối nhau, vương kỳ của họ mầu gì, hình dáng ra sao? Chẳng ai biết vì chẳng ai ghi lại. Bởi ý niệm “quốc kỳ” đã có đâu! Cờ quạt chưa bị “quan trọng hóa” để phủ xác người như bây giờ!

Nhưng ta được biết  lệ thường ở phương Đông trong  4 nưóc đồng văn gần cận ảnh hưởng với nhau có lệ viết chữ lên cờ phướn để dương oai danh, diệu vũ dũng. Như vậy khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi  Hoàng Đế đầu tiên (Đinh Tiên Hoàng) đặt tên nưóc là Đại Cồ  Việt  (968 – 980) chắc chắn có đế kỳ, màu gì chưa rõ, nhưng có thể tự tin mà nói rằng cờ có thêu, hoặc vẽ chữ “Đại Cồ Việt” cắm ở thành Hoa Lư.

Đến đời Quang Trung hoàng đế, đánh quân nhà Thanh với chiến sử Đống Đa, ta mới nghe nói đến chứng cớ “cờ đỏ” có thêu chữ Nôm, “Quang Trung Hoàng Đế”.. “Đế kỳ oanh liệt” 1789-1802 là cờ đào (đỏ), nhưng để dương oai trận địa cho triều đại phong kiến chứ không phải tiêu biểu cho xứ sở xã hội  “quốc kỳ”.

Mà nay áo vải cờ đào
Cùng dân dựng nưóc xiết bao công trình”Ai tư vãn, Ngọc Hân

Đến Cao Bá Quát  khởi nghĩa  năm 1854 – 1855 ở Mỹ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn, cũng phất cờ có vẽ chữ “Bình Dương Đồ Bản vô Nghiêu Thuấn, Mục Dã Minh Điền hữu Võ Thang”  để nêu cao chính nghĩa, tuyên cáo nguyên nhân và  mục đích của nghĩa quân. Ta đã thấy mục đích của Cờ là minh định công bố chủ trương, nó có tính rõ ràng hiên ngang, uy vũ và đường bệ (majestic). Chứ đâu phải thì thụp trốn tránh như cái cờ ĐẠI NAM nham nhở viết nghiêng phải nhờ thằng bá vơ xoay lại để đọc!

Nhưng điểm chính Tôi muốn nói ở đây là dù là cờ gì, như thế nào, thì ý niệm Cờ cũng không “quan trọng” trong vị thế quốc gia như chúng ta quan niệm và xử dụng từ khi chủ nghĩa quốc gia nhà nước (Nationalism, Statism) ra đời như hôm nay. Cho nên hầu hết trên thế giới phải đợi đến thế kỷ 18 trở đi, cờ quạt mới được chú ý và “rầm rộ”. Và Việt Nam ta không là ngoại lệ và lẹt đẹt đi sau. Chẳng ai để tâm quan trọng cho nên sử sách cũng chẳng ghi chú rõ ràng. Đinh, Lê ,Lý Trần Lê, Tây Sơn, Nguyễn v.v Chẳng ghi chép tỉ mỉ làm chi cái tấm vải mầu mè.

Mãi đến khi bị đô hộ, kẻ đô hộ dùng cờ dương oai minh định thanh thế, kẻ bị trị với ý chí vùng lên cũng mới bắt đầu nhập cuộc chơi “cờ!”

Vì vậy mà trong suốt  thời kỳ giao tranh rồi khi bị toàn trị, thành thuộc địa, cờ quạt không ra làm sao, và cũng chẳng ai quan trọng hóa nó “linh thiêng” linh tháo, hồn vía tổ quốc tổ cò dân tộc dân téo gì gì hết.
Từ khi đất nưóc hoàn toàn nằm dưới ách thống trị của Pháp, một quốc gia đi trước trong chủ nghĩa “cờ quạt” (1789) nhưng sau Mỹ (1776), người ta thấy đất Nam kỳ (sau Hoà ước Giáp Tuất 1874) đã trở thành thuộc địa nên phải chào cờ Pháp (Tam Thể, Tam Sắc hay ba mầu) của mẫu quốc Pháp.  Còn Triều đình Huế, sau khi thua, ký Hàng ước (Patenôtre 1884) với Pháp tại Huế, chấp nhận nền bảo hộ của nước Pháp và nước Pháp thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại kể từ ngày 6-6-1884 ...Thì nước Việt ta lại “bị có” hai 2 lá cờ . Cờ của vua nhà Nguyễn (vương kỳ) dùng ở Triều đình Huế, có màu vàng, góc trái có thêu hình “rồng năm móng”. Còn ở công sở, là "nô lệ kỳ" hay “thuộc địa kỳ”- cờ vàng không có rồng năm móng, nhưng là hình cờ Pháp ở góc.  Toàn bộ đất nưóc ta lúc bấy giờ từ năm 1884 đến năm 1945 tình hình cờ quạt "chính thống" là như thế. Cũng dễ hiểu, vì một đất nước lạc hậu, trình độ dân chúng chẳng có khái niệm gì cờ quạt chủ nghĩa, lại đang bị nô lệ, thì không thể khác hơn.

Ta cũng chẳng có dấu tích hay chứng tích gì rõ rệt, chỉ là nghe những ngưòi sống vào thời đó kể lại. Ta chỉ biết chắc chắn một điều là triều Nguyễn do Gia Long dựng lên rất nô lệ văn hóa nhà Thanh, bắt chưóc gần rập khuôn nhà Thanh.. Cho nên Tôi đoán rằng cái hình “Rồng Năm Móng” cũng bắt chưóc của nhà Đại Thanh đại để như trên hình tôi dẫn ra. (Đế Kỳ Long Tinh của Thanh Triều 1782-1890.)
 Cũng theo sự ghi nhận của Lê Văn Lân:
· Tôi đã đặc biệt nhớ đến lá cờ Long tinh được chính thức ban bố làm quốc kỳ có nền vàng ở giữa có một vạch đỏ chạy dọc, vạch này dày khoảng 1/3 chiều ngang của lá cờ. Sở dĩ tôi còn nhớ như vậy là vì lũ học sinh tiểu học chúng tôi phải làm thủ công hay được phát lá cờ này khi có lễ lạc đón tiếp hay được đi diễn hành trước cửa Ngọ môn chúc mừng lễ Vạn thọ của vua Bảo Ðại hằng năm. Nhà vua sanh vào ngày 22 tháng 10 năm 1913(Quí Sửu). Mỗi khi phất cờ thì chúng tôi phải đồng thanh hô lớn: "Hoàng đế vạn tuế".
·Theo ông Quốc Duy Nguyễn Văn An trong tài liệu dẫn trên, cờ này do Tứ trụ của Cơ Mật viện triều đình Huế (thành lập từ 1834) bàn và ấn định "lấy nền vàng và thêm một gạch son trên ấy để biến thành lá cờ Long Tinh tiêu biểu cho uy quyền Triều đình Quốc gia trên hai phần đất còn lại của Việt Nam (Bắc và Trung) trong suốt thời Pháp thuộc". 
·Theo Tuệ Quang Tôn Thất Tuệ, lá cờ Long tinh nói trên sở dĩ có là vì "Thời đệ nhị thế chiến (1939-1945), trước áp lực của Nhật, thực dân Pháp tìm cách thoa dịu người Việt. Thừa cơ hội đó, vua Bảo Ðại lần đầu ban chiếu ấn định quốc kỳ và quốc ca" (trích bài "Góp ý với ông Phan Tuấn Triết về Cờ Vàng Ba sọc đỏ" của T.T.Tuệ - 14/10/1996). “
· Dựa theo bài "The Ðăng Ðàn Cung Hymn" của cụ Nguyễn Khoa Toàn, cựu Ðại sứ của Quốc gia Việt Nam tại Thái Lan, viết ngày 15 tháng 11 năm 1952 thì nhu cầu đặt cho Việt Nam một lá quốc kỳ cũng như quốc ca có lẽ vào dịp vua Khải Ðịnh qua Pháp vào ngày 15 tháng 5 năm 1922 để dự cuộc Ðấu xảo Quốc tế ở Marseille, đồng thời mang Hoàng tử Vĩnh Thụy mới 9 tuổi gửi gắm cho ông cựu Khâm sứ Charles để lưu học tại Pháp. Nên có thể cờ Long Tinh đã được manh nha dự định chế ra cho Việt Nam nhân dịp này chăng?
Như vậy ngay cái cờ “Long Tinh” (vía rồng, khí rồng- độc gỉa để ý hình con rồng người Tầu vẽ luôn luôn khè cái cục ‘tinh” mầu đỏ chói lơ lửng ra từ “mõm rồng” ) cũng chỉ là ý niệm, ý định “mới” ở thời “Mạt Nguyễn” mà thôi .. Nó chỉ được hình thành và sử dụng trong vài năm cuối của triều đại nhà Nguyễn thôi. Còn cái cờ “Long Tinh Tròn” (hình bên) thì chỉ là loại soái kỳ cờ phưón gì đó .. (quí độc giả hay xem phim bộ cổ trang của Hồng Kông, Tầu lâu lâu sẽ gặp loại cờ này trong các trận đánh ì xèo!!! Riêng Nhật thời phong kiến thì cờ xí rùm beng hơn, soái kỳ có hình thể biểu trưng riêng của giòng quân phiệt)
Vậy mới thấy cái cờ “ba que quẻ càn” kiểu tưởng tượng (như John Lenon (Imagine)  mà Việt Tân và cái tên "da trắng đầu đen mũi tẹt" nào đó bảo rằng có từ năm 1890-1920 quả là trò “ảo thuật” của đám trẻ mới học nghề bịp kiểu Sơn Đông mãi võ.
Nếu nó có thật, vậy phất phới bay trong 30 năm mà sao chẳng ai hay biết và nhớ? Cả đến gã “Vua”, hoàng đế nô lệ, Bảo Đại, dù là chỉ biết ăn nhậu và chơi gái, nhưng là vua thứ thiệt, cũng không biết là nước của mình có cái của quí “quốc kỳ” đó. Mà thôi, vì là vua Bảo Đại vô trách nhiệm chỉ giỏi cai đàn bà, (mà lại toàn đàn bà đẹp và sang, thì cũng kể là bản lãnh và tài lớn hơn Hồ Chí Minh, hơn Tôi ở cái khoản này. Bố khỉ người viết mơ mà không được!) nên không để ý. Thế còn ông thủ tưóng giáo sư, sử gia, cũng không biết là nước ta có cái “của quí ấy” bay phần phật suốt cả 30 năm dài ngay trong thời mình trưởng thành rồi tham chính làm việc.  Mà NÓ lại là “quốc kỳ” cơ đấy nhé!  nghĩa là lồng lộng công khai, có rất nhiều cái treo nhiều nơi, hầu như mọi người đều nhìn và biết vì dùng treo hàng ngày, chứ nào có phải cái quần lót riêng tư của ông Vua bà Chúa treo trong nhà, cất trong tủ đâu! Cờ, Nó đâu phải vòng vàng châu báu cất dấu, hay "nghiên mực tức mặc hầu," hoặc ấn quốc bảo duy nhất, bị cất trong tủ, trong kho của triều đình đâu. Nó là “quốc kỳ ” hay dù là thuộc địa kỳ (như cờ của các Bang Mỹ, Úc trong thời đế quốc Anh) thì vẫn cứ rõ ràng treo nhiều nơi phổ biến công cộng  v.v Thế mà chẳng ai biết, chẳng ai nhớ!!! Đến nỗi ông sử gia, giáo sư, thủ tướng và cả cái nội các khoa bảng hàng đầu kia, phải nặn đầu gãi tai, bàn thảo với đủ lý cớ gàn bướng để vẽ ra cái cờ quẻ Ly “đế kỳ”.. rồi bạc mệnh xấu số sống chỉ được 168 ngày. Và rồi phải đợi đến hơn 80 năm sau (từ 1920 đến 2004), mới có thằng tây tóc đen mũi tẹt ”phát hiện” lén bỏ vào trang mạng và Wikipedia.. rồi được một gã Việt Tân khám phá -Ì nô vay tờ- (innovator) tung hê ra, cả cái phương cách xoay vòng để hiện ra chữ ĐẠI NAM quái đản nham nhở nữa.
(đế kỳ Long Tinh Thanh Triều 1890-1912)
Dân Việt Nam, từ thằng có học cho đến dân đen, quả là vô tâm đần độn. “Mất nước nô lệ”  là đáng đời! Đến cái “cờ tổ quốc tổ cò” vàng khè như vậy, treo trước mặt nhiều nơi trong suốt 30 năm ròng (1890-1920) cũng không biết, không nhớ, lại để 80 năm sau cho thằng Tây nó thẩy lên mạng, nhét vào trang Wikipedia, rồi nhẩy cà tưng ôm vào làm của linh thiêng. Nhưng không chịu hỏi nó xem nó lấy nguồn sử dẫn chứng từ đâu, dấu tích, di tích bằng chứng “khảo cổ”như thế nào..Nó chỉ nói khơi khơi kiểu nhà nước...là đủ!!! Bố khỉ, dân đã ngu đần vô tâm vô tính, mà cả đến các sử gia tầm cỡ như Trần Trọng Kim thời trước, rồi sau này như Phạm Văn Sơn, bây giờ Vũ Ngự Chiêu v.v có  biết “nhục” với cái thằng tây tóc đen mũi tẹt nào đó không? Sao không thấy lên tiếng nhỉ? Hay là thấy nó trẻ con nham nhở quá nên không chấp chăng?  Nếu vậy cũng đúng..nhưng BẤT CÔNG VÔ TRÁCH NHIỆM..!!!

Đến cái “chứng cớ” lá cờ thứ hai “Đại Nam” thì hết thuốc chữa!!! Dù cũng đã biết vận dụng lệ viết chữ vào cờ của thời quân chủ, nhưng lại tối dạ đến độ phỉ báng văn hoá tư tưởng “tiền nhân”!  Thư pháp (Triện, Lệ, Đại, Chân, Hành, Thảo) thì cái chữ Đại Nam này cũng không ra con giáp nào cả! Nét bút lông cũng không phải, mà nét bút tre cũng không giống..  Như đã nói ở trên, mục đích của Cờ, nhất là “quốc kỳ” hay là cờ khởi nghĩa cũng là muốn hiên ngang minh định CHỦ TRƯƠNG, xác định tư thế đường bệ..cho thiên hạ bá tính biết càng nhiều và càng rõ ràng càng tốt, để nếu không dương oai diệu võ thì cũng xiển dương chính nghĩa. . chứ ai lại đã làm cờ khởi nghĩa, còn ẩn tàng thậm thụt dấu đút như thế, rồi phải mất công nghiêng đầu xoay vải và được “giải thích”  mới hiểu!!!. Không kể đến một điểm mà người ngu dốt kém cỏi như tôi cũng biết, là các cụ mình xưa chữ Nho hay chữ Nôm, đều viết chữ từ phải qua trái, chứ không viết từ trái qua phải như bây giờ, nghĩa là lẽ ra chữ Nam phải ở bên trái -rồi chữ Đại nằm ở bên phải mới đúng cách cơ đấy !!!

Mà cũng kỳ lạ, sau bài viết “Những điều cần phải nói” Tôi trở lại trang của “thằng tây mũi tẹt tóc đen” (chắc chắn Mỹ gốc Ngụy 100%) thì lại thấy nó vẽ thêm râu cho cái cờ Đại Nham (nhở) này. Năm 2004-2005 nó chưng “bằng cớ” cái hình chữ “ai cập đại n(h)am nhở)” một kiểu chổng mong vào nhau; đến năm 2007 lại thấy nó đổi sang nhìn na ná như một ả me mỹ và thằng ma cô Bến Thành!  Mẹ bố khỉ!  Thế thì rõ là thằng này thấy động ổ nên sửa đổi tự vẽ theo lời khuyên (Imagine) “tưởng bở” của John Lenon.

Thôi thôi, giời ạ..Có bàn ra cũng phí nhời..Dân ta vốn đã ngu đần, dại dột vô tâm..Cờ “tổ quốc” 30 năm (1890-1920) treo lủng lẳng nhiều nơì, trong đại sảnh, nơi công thự, mà không ai biết, chẳng ai nhớ..nhưng lại nhớ đến cái cờ chỉ có sống có vài tháng và cách đó cả ngàn năm của bà Triệu!!! Chứ huống gì đến cái cờ “Đại Nham Nhở” của một thằng bá vơ không tên không tuổi vẽ ra, rồi vẽ đi vẽ lại... Nghĩ phát mệt... cho cái thằng ngụy vẽ cờ này quá..!!! Giẻ đã rách rồi, nó có làm nát ra thêm! Mà cũng đã sao đâu? Thiên hạ người ta “cao minh” chẳng ai đếm xỉa đến, chẳng cho là nhục, chẳng cho là bị xúc phạm trí thông minh.. mà sao mình cứ phải xen vào làm gì?

-Nói tóm lại, cái gọi là quốc kỳ tự chủ, theo chúng ta hiểu theo định nghĩa (bịp) của chủ nghĩa quốc gia dân tộc là mang ý nghĩa chính đáng của vị thế quốc gia tự chủ, nhân dân tự do- thì từ khi huyền cấu sử Hùng Vương lập quốc cho đến suốt thời bị Pháp đô hộ là KHÔNG CÓ. Xã hội sinh hoạt CHƯA CÓ Ý NIỆM và nhu cầu QUỐC KỲ này- bởi vì ngưòi xưa không quan niệm như chúng ta hôm nay và không lấy làm quan trọng.
Cho nên một điều chúng ta có thể xác quyết rằng Đế Kỳ Quẻ Ly 1945, chính là Lá cờ đầu tiên mang ý nghĩa và tầm mức chính trị theo quan điểm chủ nghĩa quốc gia -của một quốc gia hiện đại Việt Nam. Sau 168 ngày , quốc gia bảo trợ nó là Đế Quốc Nhật thua cuộc tan rã, Bảo Đại thoái vị, “Đế Quốc Việt Nam” cũng tiêu tan vào ngày 25-8-1945. Sau đó Việt Minh cướp chính quyền, nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời ngày 2-9-1945 với lá cờ của lũ ăn cướp trá hình Hồ Chí Minh (phỉ kỳ)là cờ đỏ sao vàng.
Tình hình chính trị không ngã ngũ, Pháp dã tâm tái thực dân Việt Nam, 23-9-1945 đem quân trở lại Việt Nam.. và nhân dân Việt Nam mọi tầng lớp lại tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp, trừ Bảo Đại và đám tay sai khoa bảng và lính đánh thuê cho Pháp.. Vì vậy ngày 5-6-1948 "Hèn-ước Hạ Long," thực dân Pháp cho phép Bảo Đại và đám dân Tây (Pháp gốc Việt) lập chính phủ và thành lập nước "Quốc Gia Việt Nam" (lại một cái tên cực kỳ trí tuệ! Thể hiện rõ trình độ và tầm nhận thức chính trị của bọn này)- trong khối Liên Hiệp Pháp, với Quốc Trưởng là Bảo Đại. Lá cờ ba sọc hình quẻ càn mới thật sự được vẽ ra để cho mục tiêu này. Ngụy kỳ  vàng ba sọc tung bay song song với  Phỉ kỳ đỏ sao vàng, dưói háng cờ Tây từ đây, và sau năm 1954 nó bay trong quần cờ Mỹ cho đến ngày 30-4-1975, Mỹ bỏ  đi, thì lăn đùng ra chết.


--------------------------------------------

 PHẦN BỔ TÚC GÓP Ý CỦA THÂN HỮU anh SÔNGĐỐC:
So sánh và xét theo hiện trạng bối cảnh lịch sử triều Nguyễn, triều đại cuối cùng không phải duy nhất, của Việt Nam, Chúng ta có những dữ kiện như sau:
Theo lập luận của những người bảo vệ “lẽ chính thống cờ vàng” thì “ Cờ Vàng là chính thống, là do nối tiếp từ nhà Nguyễn:
     1              2       3       4       5      6        7        8       9         10      11


          Nhưng lập luận thiếu vững chắc:
Theo biểu đồ biên niên về cờ CHÍNH THỐNG, Chúng ta thấy:

1- Nhiều Triều Đại trước đó đánh ngoại xâm- giữ nước an dân, lập triều đại chính thống- KHÔNG CÓ QUỐC KỲ. Quang Trung Hoàng Đế phá quân xâm lược nhà Thanh Trung Quốc giữ nước an dân lập nhà Chính Thống Tây Sơn vì có Chính Nghĩa. Có Đế Kỳ Cờ Đào chính thống.

2- Gia Long sau khi cướp chính quyền-hoang phí u- tối vọng ngoại rập theo nhà Thanh- Đế Kỳ Gia Long là Long Tinh và rồng năm móng.

3- Từ năm 1863 đến 1885 Cờ gì?

4- Sau 1884- Việt Nam hoàn toàn nằm dưới sự CAI TRỊ của thực dân Pháp- Sự phi lý của cờ “Đại Nam” – 5 năm khởi nghĩa mà KHÔNG AI BIẾT, KHÔNG AI NHỚ?

5- Sự phi lý thứ hai “vương kỳ nô lệ” ba sọc bay trong 30 năm mà cũng không ai biết? Không ai nhớ? Kể cả cụ Trần Trọng Kim, sử gia , thủ tướng? Các nhân sĩ, quan lại trong thời cũng không biết, không nhớ?

6- Theo tài liệu đã dẫn cờ Long Tinh này thai nghén trong thời gian đệ nhị thế chiến 1939-1945- không phải sau 1920.

7- Cờ quẻ ly Bảo Hoàng phong kiến cũng không có tính chính đáng dân mệnh, nhưng đủ tư thế ĐẾ KỲ, chứ không phải QUỐC KỲ.

8- Khi Việt Minh cướp chính quyền, dùng cờ đỏ sao vàng tuyên bố nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa..nhưng không chính đáng và chính thống..

9- Đến tháng 8 năm 1948, sau khi hiệp ước Hạ Long ký kết, Pháp cho phép Bảo Đại lập quốc gia trong Liên Hiệp Pháp, Bảo đại lập cờ vàng ba sọc, song song hiện hữu với chính phủ kháng chiến cờ đỏ sao vàng.

10- Pháp trở lại điều hành toàn bộ chính sự và hành chánh Việt Nam nhà nưóc Bảo Đại chỉ là bù nhìn tay sai, thanh tảo kháng chiến Việt Nam với sự trợ giúp ngầm của Mỹ- Trong khi Hồ Chí Minh và Đảng CSVN dùng chiêu bài kháng chiến và thanh trừng loại bỏ các thành phần yêu nước ưu tú không theo cộng sản. Khiến nhiều người bỏ về vùng “TỂ” dù không theo Pháp.

11- Sau Trận Điện Biên Phủ 1954- Geneve Đất nước chia đôi dân tộc chia cắt, Hai phe đứng dưới bóng các thế lực đại cường Nga-Hoa – Mỹ tương tàn cho đến ngày 30-4-1975.

Xét theo tiến trình lịch sử chúng ta thấy:

12- Chính thống là do tính chính đáng, cái nghĩa lý mà nhà nước hay triều đại vương quyền thực hiện với nhân dân tổ quốc. Như vậy trước đó không biết bao nhiêu đời vua dựng nước giữ nước, nhưng chúng ta  không biết, vì các cụ ngày xưa không có quan niệm quan trọng hóa nó, phần vì sự bang giao không rộng, chỉ lẩn quẩn, Hoa, Miên, Lào, Thái v.v Cho đến khi vua Quang Trung đánh quân xâm lược Trung Quốc Nhà Thanh, chúng ta biết có tính chính đáng của chính thống..Cờ Đào. Nhà Nguyễn không có tính chính đáng này, sao gọi là chính thống? Khi Gia Long cướp chính quyền, cũng như Hồ Chí Minh và Đảng CSVN thôi, cầm quyền u tối, làm tàn hại đất nưóc, đến nỗi giặc giã nổi lên, Cao Bá Quát phải phất cờ bỏ “chính thống” khởi nghĩa. Vua quan tham tàn, để nhân dân cùng khổ.. đến nỗi đất nước suy yếu bị thực dân và mất nước. Nhục hèn và xa xỉ đến mức độ nhân dân sĩ phu, như cụ Phan Chu Trinh viết lời lên án..Cầm quyền nhưng không thực hiện được chức năng CHÍNH QUYỀN chỉ là bạo quyền, chẳng khác gì CSVN, làm hại dân, để dân khốn cùng là TÀN, TẶC.  Đến thời 1948- Bảo Đại theo Pháp làm tay sai, sao lại gọi là chính thống?

13- Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Triều Đình hỗn loạn, quan lại làm tay sai.. đám Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khả do làm thông dịch viên (thông ngôn) cho Pháp mà được phong quan chức. Ngô Đình Khả và Nguyễn Thân từng theo lệnh Pháp đi bách hại kháng chiến yêu nước như cụ Phan Đình Phùng, nggưòi đã bỏ Triều Đình chính thống vì chính nghĩa đồng bào tổ quốc. Đó là lẽ nghĩa lý, tính chính đáng phẩm tính bắt buộc phải có của chính thống, đó chính là Dân Mệnh.

14- Sau năm 1884, toàn bộ Việt Nam trở thành nô lệ.. phong trào dân chủ nổi lên, như cụ Phan Chu Trinh, lại bị Triều Đình Nguyễn kết tội. Ngoan cố bám quyền..  Các cờ quạt không phải là quốc kỳ mà chỉ là cờ vua của triều đình, Cờ chỉ tiêu biểu cho Vua cho ngôi vị hoàng đế, chứ không tiêu biểu cho nước, cho dân. Sao gọi là chính thống quốc kỳ.

15- Mỗi Vua đều làm theo ý riêng mình, đổi cờ không theo “chính thống tiên đế” cả cái cờ ba sọc, giả thiết là có thật, sao không ai tôn trọng, không ai biết. Khải định -1916-1925-lập cờ “long tinh riêng” chứ không biết , không trọng cờ ba sọc?

16- Vậy cả cái Trriều Đình đã không chính đáng, thì chính thống chỗ nào? Những cái cờ vàng ấy lấy điểm nào mà gọi chính thống, không có tính chính đáng làm tốt cho dân cho nước, nhất là còn làm tay sai cho thực dân nữa. Dân Việt Nam một tròng hai ách: Quan lại vua chúa và thực dân hành hạ bóc lột.

17- Khi Ngô Đình Diệm được ngoại bang Mỹ đem về nước, cũng vô ý thức không nhận ra tính bất chính của lá cờ. Rồi ngay sau khi truất phế cái tính “BẤT CHÍNH THỐNG” của BẢO ĐẠI, bằng cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý (GIẢ) để có CHÍNH ĐÁNG ,
a- Hành động của Ngô Đình Diệm bác bỏ tính chính thống của nhà Nguyễn (Bảo Đại) .
b- Sau khi bác bỏ chính thống Bảo Đại, Ngô Đình Diệm cũng vô ý thức là không lập quốc kỳ mới, loại bỏ lá cờ tay sai không chính thống ấy đi, mà vẫn lưu giữ cái không chính thống, không chính đáng đó. Ngô Đình Diệm quá non nớt kém cỏi về chính trị dân chủ. Gia đình trị, Coi thường đồng bào, đàn áp tôn giáo, hành xử quan liêu như một ông quan. 

18- Nền Đệ Nhị Cộng Hòa do các tướng lãnh quân đội, từng đi lính cho thực dân Pháp, được Mỹ bảo trợ đảo chính tính “chính thống” của Diệm, cũng vô ý thức không đặt quốc kỳ mới. Sau khi chỉnh lý, Thiệu được Mỹ cho lên nắm quyền cũng không chính đáng, chiến đấu theo giá tiền Mỹ Kim: “Mỹ cho 300 triệu thì đánh theo 300 triệu”. Cho nên khi hết tiền Mỹ viện trợ bỏ dân, bỏ nưóc chạy.

19- Khi ra ngoài lưu vong, cũng không biết chọn cờ mới, tiếp tục dùng lá cờ không chính thống, không chính đáng, hành xử thô bạo, độc đoán chống cộng.

Cuộc đấu tranh hôm nay là dân chủ, tính chính đáng chính thống là ở chỗ tôn trọng dân quyền và nhân quyền, chứ không phải cái mầu cờ.
Sông Đốc.
12-2007

 ---------------
Để KẾT LUẬN CHO VIỆC CỜ QUẠT và QUẠT MỘT LẦN CỜ RỒI THÔI này- 

Với riêng Tôi, thì thôi, Tôi nghĩ bàn một chuyện chẳng đáng thuộc chủ nghĩa quốc gia dân tộc lạc hậu như vậy cũng đã đủ, và rõ ràng với chứng cớ cũng rõ ràng. Nguyên Khả này vốn đã dốt nát, thất học ít chữ, xin dành ít chữ lại để tán gái viết thư tình.  Đã “nửa đời hư” chưa được hân hạnh có vợ để được dạy bảo và được  “cùm mồm”..cứ lộng ngôn gây oán, bị hăm dọa chôn sống nữa cơ đấy...Khổ thế! Xin dành hơi dành chữ để mà tìm một “minh bà, thánh nữ” lãnh đạo đời Tôi vậy. Ai thích Giẻ rách thì kệ họ vậy.
Mà Trần Trọng Kim cũng đã lý sự rất xác đáng là  việc làm của một chính phủ là cốt ở cái nghĩa lý, chứ không phải sự tin nhảm vô ý thức.” .Thật vậy mục tiêu cứu cánh, hay gọi là cái nghĩa lý hôm nay là dân chủ, tự do, nhân phẩm, nhân quyền, dân quyền, chứ đâu phải cứ hung hăng vô ý thức gào thét cờ quạt tranh hơi chính thống. Biết tự trọng tôn trọng sự thật, tôn trọng nhân phẩm của mình và bảo vệ nó đã đủ xoay thời đổi thế, tiêu diệt độc tài, vì đó là chính nghĩa, là đại nghĩa xác thật; chứ cần gì phải nhảm nhí hung hăng ba cái cờ quạt để gạt nhau, lừa nhau, giết nhau.. đến tự hủy diệt cả chính nghĩa, nhân cách, nhân phẩm của mình như vậy.


Ngày xưa Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Khản từ bỏ cái lẽ chính thống nô lệ hạn hẹp để tìm cách xây dựng bảo vệ và phát huy chính nghĩa, lẽ chính đáng là sự hạnh phúc tồn vong của quần chúng, của đất nước nên bỏ nhà Lê chúa Trịnh mà theo Quang Trung. Chính Nguyễn Huệ cũng đã dứt khoát vượt lên trên lẽ chính thống để thực hiện cái điều nghĩa lý, lẽ chính đáng của xã hội nhân dân. Cao Bá Quát dứt bỏ lẽ chính thống với nhà nước, chính quyền để xây dựng lẽ chính đáng, chính nghĩa là hạnh phúc của nhân dân nên khởi nghĩa chống nhà nước triều đình thối nát nhà Nguyễn. Phan Đình Phùng và những ngưòi kháng Pháp chống thực dân đã bỏ lẽ chính thống hy sinh tất cả để đi làm tròn cái nghĩa lý nhân bản hạnh phúc cho nhân quần xã hội.  Những người yêu quí trân trọng nhân phẩm, dân chủ hôm nay cũng vậy, họ rũ áo từ bỏ nô lệ cho cái lẽ chính thống mê muội bám vào chính phủ, nhà nước, để đi tìm cái nghĩa lý chính đáng cho mình và cho xã hội con người. Nhân loại đã vượt lên cái lẽ bán khai chính thống để xây dựng lẽ chính đáng nghĩa lý nhân bản xây dựng bảo vệ nhân phẩm, kiến tạo nền dân chủ nhân bản đã hơn hai trăm năm nay. Con đường nhân chủ, nhân bản không bao giờ chấm dứt, nó liên tục, miên tục và miên viễn.

Hy sinh tận tâm xây dựng và bảo vệ lẽ chính đáng, tính chính nghĩa nhân bản, chứ nô lệ mù quáng cho cái “chính thống” là tự sỉ nhục và hủy diệt.
Chủ nghĩa quốc gia dân tộc với cờ quạt đã lạc hậu và thể hiện sự man rợ hơn mấy trăm năm qua. Người ta đã trưởng thành đi lên với nền nhân trí lấy nhân bản nhân phẩm làm trọng. Cờ quạt đem may quần lót thời trang, in trên bao cao su chống bệnh SIDA.  Thế thì chúng ta còn hùng hổ gấu ó nhau về một cái tấm vải mầu hay tấm giẻ rách, giẻ lau làm chi nữa??? 
Nói như  nhà văn Ấn Arundhati Roy thì  “ Cờ quạt quốc gia chỉ là những miếng giẻ mầu mà bọn Nhà Nước Chính Phủ dùng trước là để bó nhỏ đầu óc người dân lại, và sau đó dùng làm khăn liệm xác để chôn những xác chết thôi” (Flags are bits of colored cloth that governments use first to shrink-wrap people’s minds & then as ceremonial shrouds to bury the dead.”

Các cụ bảo “làm ngưòi mới khó, chứ làm chó thì dễ”, quả thật là chân lý: Cái đám ngụy vẽ cờ này không muốn làm người ngay thẳng, chỉ muốn làm chó, làm tay sai ngoại bang, thì đồng bào Việt Nam cũng đành phải “thành toàn” cho chúng nó vậy.
Thân Kính
Nguyên Khả Phạm Thanh Chương

25-12-2007 (bản đã bổ túc)

Lịch Sử lá cờ vàng ba sọc.

Với đất nưóc dân tộc Việt Nam, sự việc ra đòi của lá quốc kỳ theo ý niệm mới của thời đại trong nhu cầu chính trị bang giao cũng không nằm ngoài biệt lệ như đa số các quốc gia khác. Có khác chăng là ở sự lấn cấn nhùng nhằng của lịch sữ cận đại tương tàn oan khiên vẫn chưa khai giải đưọc. 

Ý thức lá cờ biểu tưọng cho quốc gia dân tộc Việt Nam với kích thưóc trong trường chính trị quốc tế hiện đại chỉ khởi sự chính thức từ năm 1945, mặc dù trong thập niên 1860 khâm sai đại thần Phan Thanh Giản và Phạm Phú Thứ có lần đi xứ bên Pháp. Khi Pháp khai mạc đại hội có thủ tục bắn đại bác chào mừng quốc khách, hiện diện lúc bấy giờ có đại diện của An Nam là phái đoàn do cụ Phan Thanh Giản cầm đầu. Người Pháp hỏi phái đoàn An Nam xin đuợc đưa quốc kỳ ra để làm lễ thượng kỳ. Dĩ nhiên phái đoàn An Nam rất lúng túng vì không có ý niệm hành xử ngoại giao với lá quốc kỳ như vậy và cũng không có quốc kỳ. Theo lời thuật lại thì Phan Thanh Giản đã phải lấy tấm nhiễu gói tráp đụng chiếu khâm mạng của Vua ra để làm cờ cho An Nam. Cho đến bây giờ cũng không ai rõ tấm vải bọc mệnh Vua đó mầu gì? Đỏ hay vàng? Vì vua chúa Việt Nam hay thưòng dùng mầu vàng. Nhưng cũng có khi dùng mầu đỏ trong những trưòng hợp trao mệnh lệnh của mình cho thần tử, bầy tôi để tỏ sự mong mỏi “hỷ sự, mã đáo thành công”, và nhất là tỏ mệnh lệnh cương quyết để bậc tôi thần (mầu đỏ) phải cố sức hoàn thành. Nhưng khi Phan Thanh Giản về nưóc chỉ kể lại như một cố sự nhỏ trong du ký mà không trình tấu lên cho vua biết  như một nhu cầu chính trị mới.

Như vậy rõ ràng lá cờ vàng ba sọc mà nó đã “chết” năm 1975 và hiện nay đang được “thể chế chống cộng” ở hải ngoại sử dụng,  thật sự không phải khởi đi từ lá cờ quẻ ly mà ông Trần Trọng Kim và Bảo Đại đã chọn lựa. Nhưng ta cũng nên bàn về nó một “tí.”

Khi thế lực quân phiệt phát xít Nhật quyết định đảo chính thực dân Pháp vào đầu năm 1945, người Nhật, theo “thông lệ” của đế quốc là phải dựng một nhà nưóc bù nhìn. Người Nhật đã đưa ông Trần Trọng Kim lập chính phủ để trao lại “độc lập chủ quyền cho Việt Nam.” Và ông Trần Trọng Kim đã chọn hình quẻ Ly trong Dịch để làm quốc kỳ, mà theo lời biện giải của ông sau khi chính phủ của ông thất bại, trong quyển hồi ký “Một Cơn Gió Bụi”  tức “Kiến Văn Lục” viết vào năm 1949 khi ông lưu vong ở Nam Vang (trong lúc này Việt Minh, Pháp và thế lực tay sai đang tương tranh sau giải pháp Hạ Long) :

“Nưóc Việt Nam đã là một nưóc tự chủ (!?), thì phải có quốc kỳ và quốc ca. Bài quốc ca thì từ trưóc vẫn dùng bài “Đăng Đàn”,  là bài ca rất cổ mà âm điệu nghe nghiêm trang. Chúng tôi nghĩ trưóc khi có bài nào hay hơn và có ý nghĩa lý hơn thì hãy cứ dùng bài ấy.

Còn lá quốc kỳ, mỗi người bàn một cách, chúng tôi định đem hỏi mọi người trong nước và ai có ý kiến gì, thì vẽ kiểu gởi về . Có kiểu lá cờ vàng quẻ Ly ở giữa là có ý nghĩa hơn cả. Chúng tôi định lấy kiểu ấy làm quốc kỳ.

Lá cờ vàng là từ xưa nưóc ta vẫn dùng. Trong sách “Quốc Sử Diễn Ca” nói khi bà Triệu Ẩu nổi lên đánh quân Tầu, đã dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên có câu rằng “Đầu voi phất ngọn cờ vàng”. Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với ý cách mệnh của tổ quốc, lấy dấu hiệu quẻ Ly là vì trong lối chữ tối cổ của ta có tám chữ viết bằng vạch liền (dương) và những vạch đứt (âm) để chỉ tám quẻ, chỉ bốn phương chính và bốn phương bàng, nói ở trong kinh dịch, mà quẻ Ly chủ phương Nam. Chữ Ly còn có nghĩa là lửa là văn minh là ánh sáng phóng ra bốn phương.

Lấy sắc vàng sắc vàng là hợp với lịch sử, lấy quẻ Ly là hợp với vị trí nưóc nhà, lại có nghĩa chỉ một nưóc văn hiến như ta thưòng tự xưng. Như thế là lá cờ vàng vẽ Ly là có đủ các ý nghĩa.

Song có người nói: Cờ quẻ Ly là một điềm xấu cho nên thất bại, vì ly là lìa. Ly là lìa là một nghĩa khác chứ không phải nghĩa chữ Ly là quẻ. Và việc làm của một chính phủ là cốt ở cái nghĩa lý, chứ không phải sữ tin nhảm vô ý thức.

Việc thất bại là vì tình thế chứ không phải vì lá cờ. Giả sử dùng lá cờ khác mà trong hoàn cảnh ấy có thay đổi đuọc gì không?”[1][1]

Ở đây cần phải nói rõ là ông Trần Trọng Kim biện minh có hơi buồn cưòi là:  “nưóc Việt Nam đã là một nưóc tự chủ”!!! Như vậy một là ông ngây thơ, hai là ông cố tình bào chữa. Chứ ai mà lại có thể tin được một nưóc đang bị đô hộ bởi thực dân Tây, rồi lại “đưọc” giải phóng bởi quân phiệt phát xít Đại Đông Á Nhật mà lại có tự chủ bao giờ! Ngay như bây giờ, năm 2004 mà Ia Rắc do “dân chủ nhân quyền” Mỹ “tự nguyện” đến “giải phóng không công” và vừa  giao lại “chủ quyền” còn chưa thấy “tự chủ” nữa là!   Nhưng ít ra, theo như lời biện giải này thì rõ là nưóc ta trước đó chưa hề có “quốc kỳ”, ít nhất là trong suốt thời gian bị đô hộ theo như ông Trần Trọng Kim ! Nhưng lại có “quốc ca” là bài hát nhạc “cổ, nghiêm trang”, mà  theo tôi suy đoán  là lối nhạc “thiều” của thời quân chủ nho giáo, (chữ “thiều=nhạc” trong “quốc-thiều”) đưọc hát trong những dịp cử hành lễ lớn trong triều đình chứ không phải loại quốc ca phổ cập mà dân gian ai cũng biết. 

Nhưng ông Trần Trọng Kim rõ ràng  khiên cưỡng vì ông trung thành với nhà Nguyễn, cho nên ông không nhắc đến thời huy hoàng của đất nước dân tộc gần cận ông nhất là thời Quang Trung Hoàng Đế khi đánh bại quân xâm lược Mãn Thanh đã dương cờ đỏ đại nghĩa dân tộc: “Mà nay áo vải cờ đào, một tay dựng nưóc xiết bao công trình..” (Ai Tư Vãn, Bắc Cung Hoàng Hậu Ngọc Hân).

Ngay trong tập sử ký của ông, ông Trần Trọng Kim cũng không thẳng thắn viết về Quang Trung Hoàng Đế đúng với tưóc hiệu niên hiệu của Ngài, mà chỉ gọi là Bắc Bình Vưong Nguyễn Huệ theo tưóc của vua Lê phong cho Nguyễn Huệ (Quang Trung) khi ra Bắc dẹp Chỉnh, mà nhà Nguyễn vẫn coi vua Quang Trung là nhà Ngụy. Ta mới thấy tinh thần tôn quân triều Nguyễn của ông  khiến ông thiếu trung thực trong tư thế một sử gia. Ông chỉ viết trong tư thế một bầy tôi của triều Nguyễn!  Chính vì vậy mà ông đã có chủ ý bênh vực lấy quẻ Ly làm cờ “quốc gia tự chủ”, vì Ly  là mặt trời, ngôi “cửu hoàn” tôn quân, mà ông vẫn coi Bảo Đại là vua- và lại vừa ý hướng của Yokohama (khâm sai đại sứ của Nhật Hoàng) là tiến hành chủ nghĩa Đại Đông Á, theo tình thần Mặt Trời Phưong Đông tỏa sáng (Thái Dưong Thần Nữ), dù quẻ Ly cũng có ý chỉ tính Sáng Chói (chữ Minh do chữ Nhật và Nguyệt hội ý chỉ sự mà thành). Nhưng theo các hào khác, nếu là quẻ kép, thì mỗi hào mỗi ý riêng biệt.  Thật ra theo đúng tinh thần kinh Dịch chủ quẻ Ly đơn thì chỉ là : “Ly lợi trinh, hanh, xúc tẩn ngưu, cát” (Quẻ Ly lợi cề sự chính, hanh, nuôi trâu cái tốt.) Như vậy ông Trần Trọng Kim đã có chủ ý và cố chọn lá cờ quẻ ly là vì ẩn ý tương nhượng giữa sự tôn quân nhà Nguyễn -Bảo Đại- và sức ép ngầm của “tinh thần” Đại Đông Á Nhật, chứ không phải chỉ đơn thuần  là những lý do ý nghĩa mầu vàng- quẻ ly mà ông Trần Trọng Kim đã viện dẫn.

Cũng chính vì vậy mà sau khi phát xít Nhật thua trận, thực dân Pháp tràn vào lại thì cờ quẻ Ly coi như mất biệt. Vì chính phủ của ông Trần Trọng Kim trở thành tội phạm vì đã theo “ủng hộ Nhật”! Nhưng nhân sự của chính phủ thân Nhật của ông đã thoát nạn êm thắm vì nhiều lý do chính trị lúc bấy giờ. Nhưng có một điều phải nói rõ ràng ra ở đây, là Nhật đã vào Đông Dương trưóc đó rồi, nhưng vì  thế lực thực dân Pháp   đang cai quản Việt Nam đã theo phe trục dưói sự lãnh đạo của chính phủ của thống chế Pê Ten ở mẫu quốc. Cho nên Nhật vẫn cứ để thực dân Pháp nắm hành chính. Cho đến khi có nhu cầu thì Nhật mới “đảo chính” Pháp là vì vậy. Cho nên những nhân sự thực dân Pháp, nói theo lý, thì cũng có tội “theo địch”. Thành ra “xí xóa”! Cũng vì thế mà đến năm 1948, khi Pháp cử tay sai là Nguyển Văn Xuân thi hành giải pháp Bảo Đại để tái thực dân Việt Nam, thì tại Hạ Long, “chính phủ của nưóc Việt Nam tự chủ” lại phải chọn lá cờ khác, đó là cờ vàng ba sọc đỏ. Và đây mói là ngày sinh nhật của lá cờ “bất hạnh”.  Nói là bất hạnh vì nó ra đời theo nhu cầu của mẹ đỡ thực dân và đám quốc tịch Tây, tay sai đánh thuê  cho thực dân Pháp, rồi sau đó bị lôi cuốn vào với độc tài nhà Ngô, rồi lại bị quân phiệt độc tài lôi kéo theo nhu cầu quyền lợi của đế quốc Mỹ - để rồi chết đứ đừ năm 1975, sau 27 năm bị “Pháp và Mỹ cùng tay sai bản xứ cưỡng hiếp chính trị.” Thân phận của lá cờ vàng quả thật đau đớn như thân phận nhân dân miền Nam Việt Nam nói riêng, và nhân dân cả nưóc nói chung: Chưa bào giờ đưọc sống bay phất phới như là chính mình, cho những người đứng chào mình!

Còn một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng liên quan đến văn minh của dân tộc Việt của chúng ta, xin đưọc thưa ngang ở đây với các vị sử học và đặc biệt là các bạn trẻ Việt Nam. Xin để ý là ông Trần Trọng Kim khi đề cập đến quẻ Ly trong Bát Quái, có nói “.. là vì trong lối chữ tối cổ của ta..” Có thể nhiều bạn trẻ sẽ thắc mắc tại sao kinh Dịch là của Tầu mà chữ trong Bát Quái lại là tối cổ của ta? Xin thưa ngay là theo một số nghiên cứu, trong đó có cụ thân sinh của tôi, mà nếu không lầm, đã có thời gian, trưóc năm 1975, trao đổi bàn bạc với triết gia Lương Kim Định rằng Hà Đồ Lạc Thư là phẩm vật (do tộc Việt của ta trong Bách Việt cống cho tộc Hán, hoặc bị lấy đi trong khi thua trận, tất cả đưọc khắc trên mai rùa thật lớn như con rùa ở Hồ Gươm.) Sau đó Vua tộc Hán mới “cưòng điệu” lên là có con Long Mã ở sông Hoàng Hà hiện hình để thánh hoá vai trò “thiên tử” và vơ cái công trình tư duy của Lạc Việt này vào làm của kẻ chiến thắng! Tôi chỉ xin trao đổi ở đây như một dấu chấm than (!) và chấm hỏi (?) để các bạn tìm hiểu thêm về văn minh văn hóa cổ đại của dân tộc ta không chỉ dừng lại ở trống Đồng! Tôi nhớ hình như trong một hai quyển sách của triết gia Kim Định có đề cập đến vấn đề này, và hình như cả Yên Tử Cư Sĩ cũng có nghiên cứu liên quan sự việc này. Mong các bạn có thời gian truy cứu. Tôi là đưá con bất hiếu, người dân bất mục, không đủ tài nối chí cha, làm sáng công đức tổ tiên dân tộc, đến cả sách cụ thân tôi viết  trưóc 1975, tôi cũng không giữ đưọc. Nay lang bạt kỳ hồ, sống đòi tha phương, mò mẫm theo công cuộc dân chủ, không còn đủ giờ, đủ sức, đủ uyên bác để làm việc này.

Tôi bàn ở đây là cho rõ chuyện thôi, chứ chính ông Trần Trọng Kim đã xác định về tính chất lá cờ rồi! Dẫu là có ít nhiều ngụy biện và biện minh, cũng phải công nhận là kết luận của ông Trần Trọng Kim chí lý. Nhưng việc thất bại không hẳn là vì “tình thế”  nhưng nhất định không phải vì lá cờ. Lá cờ chỉ là biểu tưọng chứ không góp phần quan trọng trong việc thực hiện cái “nghĩa lý”, tức chính nghĩa và lý tưỏng công cuộc chung. Cái chính là phải thực hiện cái “nghĩa lý” mà mọi người có trọng trách tuyên dương và theo đuổi! Thế cho nên có bỏ cờ quẻ Ly (Ly lìa tán) để lấy quẻ Càn (Càn bậy chăng??!!) mà cũng có ý nghĩa dịch lý hay ho: “ Càn, nguyên, hanh, lợi, trinh (Càn: đầu cả, hanh thông, lợi tốt, chính bền)  Cũng chẳng hanh thông chính bền mà lại càn dở, mạt vận từ đầu đến cuối vào năm 1975; rồi những kẻ bây giờ sử dụng, nhân danh nó cũng vẫn cứ làm càn, làm bậy, chỉ vì không thực tâm thi hành đúng theo cái nghĩa lý của đại nghĩa lòng dân: tự do dân chủ! Cho nên tôi xin đưọc kết phần bàn về cờ quẻ Ly bằng cách đảo ngưọc ý lời kết biện luận của ông Trần Trọng Kim là:

Việc thành bại là vì tình thế, trí lực, nhân lực, nhân tâm (thiên thời địa lợi nhân hòa) và ở việc làm cụ thể  thực hiện minh chính cái  nghĩa lý (chính nghĩa lý tưởng) chứ không phải vì lá cờ. Giả sử dùng lá cờ khác mà hành xử chân chính và thành công trong hoàn cảnh ấy có ai chống đối  đuọc gì không?”

Ngay cả lá cờ CSVN, “thành công” mà không hành xử chính đáng, tâm kẻ lãnh đạo không trong sáng thực tâm, thành ý thực hiện cái “nghĩa lý” độc lập tự do ước vọng của dân tộc, mà chỉ lừa bịp tráo trở, và ngay bây giờ vẫn hành xử tồi bại với nhân dân đồng bào, làm băng hoại đất nưóc, thì với hoàn cảnh ấy ai là kẻ có lưong tâm lại không chống  đối..Những loại người:

Cực bậy mà lại ghét người chê mình,
rất dở mà lại thích người khen mình;
bụng dạ như hổ lang, ăn ở như cầm thú,
mà thấy người ta không phục lại không bằng lòng.
Thân với kẻ xiểm nịnh, xa cách kẻ can ngăn;
thấy người chính trực thì cười, thấy người trung tín thì chê...(Tuân T)
Như thế thì dù “ muốn không có ai chống đối”  cũng không được.

Nhưng vẫn có một số người “đầu tôm” đã viện dẫn rất gưọng gạo để bảo vệ cờ vàng, rằng dù sao những cái “chính quyền của Bảo Đại làm quốc trưỏng” (Xuân, Tâm, Hinh)  cũng có “chính nghĩa”, vì phải chọn cái ít xấu nhất để chống cộng. Vì “chống cộng” mới là mục tiêu chính (sic)!!! Thế thì xin hỏi năm 1954, khi Pháp kéo quân đánh với Việt Minh (ở đây cứ tạm cho là Việt Cộng như những cái “đầu tôm” đó nghĩ quẩn đi) có các đơn vị lính “Việt” dự  trận (Tiểu đoàn 5 nhảy dù VN (Bavouan-bataillon parachutiste vietnamien, lính dù VN trong tiểu đoàn dù 1 và 2 –Lê-dương dù (Bataillon Etrangere Parachutiste), tiểu đoàn 1 & 6 Dù thuộc địa (Bataillon parachutiste coloniaux) Tiểu đoàn 2 và 3 Thái (lính từ thượng du Bắc Việt), tiểu đoàn 301 VN)[2][2] cùng chiến tuyến “lằn ranh” vói “đồng minh dân chủ tự do Pháp”; vậy thì những người Việt này là “quốc gia” sát cánh với “đồng minh tự do Pháp” đánh Việt Cộng bảo vệ “tự do dân chủ”, hay họ là tay sai, lính đánh thuê cho thực dân Pháp trong dã tâm tái lập chủ nghĩa thực dân, tái chiếm Việt Nam hầu bóc lột sự trù phú của Việt Nam để vực lại nền kinh tế của mẫu quốc đã kiệt quệ sau thế chiến khi bị Đức chiếm đóng,  chống lại ưóc vọng độc lập của nhân dân Việt Nam?

Nếu họ là những người lính của “quốc gia” cùng “đồng minh tự do” Pháp chiến đấu chống “cộng” (thật ra là Việt Minh, những người yêu nưóc) thì tại sao kẻ sống trở thành tưóng lãnh đạo VNCH như Phạm Văn Phú (trong trận ĐBP là trung uý dù Pháp, bị quân dân Việt Nam bắt làm tù binh), còn người chết chẳng ai ghi công tưởng nhớ? Phải chăng có sự tay sai khuất tất? Hay vô ơn bất nhân?

Thật ra cái khuất tất là ở ngay “não trạng cờ vàng, lằn ranh chống cộng” tối dạ -con tôm, lập luận vơ vào nên vơ phải “phẩn thối”. Kẻ kém cỏi u mê ngớ ngẩn đã đành mà ngay cả cái miền Nam bao nhiêu là khoa bảng cũng sợ độc tài Ngụy không dám thẳng lưng mà xác định rằng chiến thắng Điện Biên Phủ là của nhân dân Việt Nam, đưọc xây bằng xưong máu của những người con yêu của tổ quốc anh hùng và bất khuất, mà CSVN chỉ ăn hớt công trạng và phản bội đồng bào sau đó mà thôi. Những não trạng chia phe, chia lằn ranh quốc cộng tăm tối xuẩn động, bất nhân đã giúp thêm cho CSVN có chính nghĩa bằng cách chối bỏ chiến công Điện Biên Phủ và coi như “nhưòng hết” công lao xưong máu của những người Việt Nam yêu nưóc cho đảng CSVN trong chiến tích vĩ đại này!  

Tính Bất Lương của cái gọi là chiến dịch vinh danh cờ Vàng

Bảo vệ lá cờ mà mình một thời yêu mến hay gần gủi với nhiều kỷ niệm vui buồn, và vinh danh nó là điều chính đáng, cho nên việc vận động cờ vàng ở Mỹ của người Mỹ gốc Việt trong ý nghĩa giới hạn “di sản của người Mỹ gốc Việt” (the heritage of Vietnamese Ameriacans) thì chẳng có gì đáng bàn cãi. Nhưng cái bất lưong là hư cấu sửa đổi sự thật và nhập nhằng tuyên bố rầm rộ là lá cờ biểu tưọng cho dân tộc đất nưóc Việt Nam, biểu tưọng chính nghĩa đấu tranh, chính nghĩa quốc gia chính thống, biểu tuợng tự do dân chủ v.v là không đúng đắn và gian lận!

1-     Lá cờ “Càn” vàng ba sọc đỏ này, theo đúng  nguyên nhân, mục đích chào đời của nó như đã trình bày, chưa bao giờ là biểu tượng cho đất nưóc dân tộc Việt Nam, vì nguyện vọng của dân tộc Việt Nam cả.
2-     Và cũng theo “hành trạng lịch sử” của nó cho đến lúc bị kéo xuống nhục nhã, thì cũng chưa bao giờ được dùng để tiêu biểu hay phát huy khát vọng  tự do dân chủ của dân tộc cả. Chỉ dùng để “chống cộng” cho những nhóm chính trị mà đa số lại rặt là tay sai ngoại bang, độc tài đảo chính quân phiệt mà thôi.

Gian lận bất lương ở chỗ khi vận động với chính giới của Mỹ, thì họ “nhỏ nhẹ khiêm tốn” đúng mức chỉ là “di sản của người Mỹ gốc Việt”. Nhưng khi nói với người đồng hương, vốn nhiệt thành dễ tin, thì lại khoa trưong khuếch đại. Tính bất lương càng rõ khi lẽ ra, nếu chính đáng họ đã phải chính thức bảo vệ “chính nghĩa” của họ bằng những minh định rõ ràng tinh thần văn bản nghị quyết đã ký với chính giói sở tại  của Mỹ để đánh bạt đi những “dư luận cưòng điệu sai trái”; nhưng họ tảng lờ xuôi theo “dư luận méo mó” cho đến khi có ai lên tiếng lý giải chính đáng thì họ lại lý sự rằng chúng tôi, ban chủ trương,  không nói như thế.  Điển hình như vụ nghị quyết “không chào đón” phái đoàn CSVN của thành phố Ga Đần Gô- Ca Li Fo Ni a. Nghị quyết chỉ là “không chào đón”. Nhưng trên nhiều báo chí, cửa miệng chống cộng biến thành “cấm CSVN lai vãng”!!!

Điều này rõ ràng có âm mưu thủ đoạn bất chính. Một lối nhập nhằng ăn cắp niềm tin nhiệt huyết của đồng bào, đồng hương, mà chắc chắn sẽ một lần nữa đưa đến sự hụt hẫng chán nản như những cao trào khoa trương phục quốc đã trôi qua!

Một lần nữa những người chủ trương đã lợi dụng khuyết điểm vọng ngoại của người xa xứ để dùng hình ảnh “nưóc Mỹ, chính giới Mỹ” đóng ấn dấu công nhận “tính chính đáng” của lá cờ !!!  Với hy vọng “sự xác nhận tính chính đáng” này của Mỹ lan xa đến trong nưóc Việt nam!!! (Mỹ đã công nhận cơ đấy) Ôi cái thúng không thể úp đưọc con voi!!! Làm sao mà họ có thể đạt đưọc ý nguyện nhơ bẩn này bằng hư cấu bất chính như thế!

Họ đã chỉ vì mục tiêu chính trị ngắn hạn trưóc mắt mà đã lợi dụng  lòng nhiệt huyết cố quốc của người gốc Việt làm chuyện tai hại. Tai hại cho công cuộc dân chủ hóa đã đành mà tai hại trong hưóng dẫn gìói trẻ ở hải ngoại,  vốn đã bất hạnh vì thiếu thốn tình tự, hiểu biết về dân tộc tổ tiên, hiểu sai lạc về cận sử nưóc nhà. Hiểu sai về nỗi đau chung của dân tộc ViệtNam. Chẳng hạn như song song “bổ túc thêm râu” cho chiến dịch lá cờ và lằn ranh và để tạo thêm chân cho rắn bằng những hư chứng về lich sử lá cờ như bài viết của ông Sài nào đó đưọc đăng tải trên mạng liên-tín và đưọc các nhóm “chống cộng tố cộng”  sử dụng như “tài liệu chân lý cơ bản!”. Tôi cũng xin đưọc bàn vào đây đôi điều về những hư cấu ấu trĩ này.


Các quốc gia Á Châu theo Khổng Mạnh như Việt Nam, Trung Hoa, Hàn quốc…không có ý niệm về quốc kỳ trong thế kỷ 19. Các loại cờ được dùng là cờ điều quân, cờ của một đạo quân (chẳng hạn Bát kỳ của triều đình Mãn Thanh..-Việt kiều xem phim bộ Lộc đỉnh ký đã thuộc lòng!!!), cờ của triều đại hay các viên chức lớn (hiệu kỳ, soái kỳ, lệnh kỳ)… Cho nên cái lá cờ “đầu tiên” Long Tinh (thật ra không phải là cờ đầu tiên trong chiều dài của các triều đại Việt Nam) chỉ là quân kỳ, soái kỳ hay trưóng kỳ mà các bạn mê phim bộ Hồng công Đài loan, Trung quốc v.v vẫn hay thấy trong các trận giáp chiến nhốn nháo a tầu phù!!! Chứ không phải vưong kỳ hay đế kỳ. Vì thưòng cờ của Vua (Triều đại)  vẫn hay có lệ viết rõ chữ đĩnh đạc uy nghi , như cờ của vua Quang Trung Hoàng Đế khi tiến quân tái chiếm thành Thăng Long vào năm 1789. Chứ xếp Long Tinh vào hàng quốc kỳ thì ……!!! (Không có chữ để diễn đạt não trạng này!)

Đến cái “chứng cớ” lá cờ thứ hai “Đại Nam” thì hết thuốc chữa!!! Dù cũng đã biết vận dụng lệ viết chữ vào cờ của thời quân chủ, nhưng lại tối dạ đến độ phỉ báng văn hoá tư tưởng tiền nhân!

Xã hội quân chủ nho giáo đặc biệt là triều Nguyễn trọng Hán văn và bắt chước Thanh Nho (không như Quang Trung Hoàng Đế, Ngài trọng chữ Nôm vá có tính dân tộc rất cao) thì nếu là lá cờ của triều đại thì ắt chữ phải viết một cách ngay thẳng mạnh dạn và rõ ràng minh bạch, chưa nói là bút pháp phải cực kỳ tinh xảo để viết lên đưọc sự đưòng bệ hiên ngang, uy nghi, kỳ vĩ  của tinh thần tôn quân trọng quốc, tư thế của một vương quốc tự chủ. Chứ sao lại viết nguệch ngoạc, đã thiếu nét lại nghiêng ngả “chổng mông vào nhau “tục tĩu mất dạy” như thế? Các cụ  nhà mình có sai điều gì thì sai, chứ nhất định không có cái tinh thần thập thò bí ẩn, khuất tất trong việc quân quốc trọng sự; ngay cả khi viết cờ làm khởi nghĩa bí mật trong rừng. Không kể đến một điểm mà ngưòi ngu dốt kém cỏi như tôi cũng biết các cụ mình xưa  chữ Nho viết chữ từ phải qua trái, chứ không viết từ trái qua phải như bây giờ, nghĩa là lẽ ra ch  Nam phải ở bên trái -rồi chữ Đại ở bên phải  mới đúng cách cơ đấy!!!

Đó là chưa nói trong sáu (6) thư pháp (Triện, Lệ, Đại, Chân, Hành, Thảo) thì cái chữ Đại Nam này cũng không ra con giáp nào cả! Nét bút lông cũng không phải, mà nét bút tre cũng không giống.. Nó có giống như lối khắc chữ, nhưng lại vụng về của một đứa trẻ con nghịch bẩn trong cái lối khắc mà tôi đã gặp nơi tấm khánh treo tại gác chuông ở chùa Quỳnh (Đông Triều) do các cán bộ văn hóa nhà nưóc CHXHCNVN làm ra bằng bột đá rẻ tiền để thế cho cái khánh thật đã bị Tây hay Tầu lấy mất! 

Thật ra các cụ mình cũng có lối dùng ẩn ngữ rất tài tình trong thông tin, nhưng là dùng tâm ý hoặc chiết tự để trao đổi mật với nhau thôi chứ cũng chẳng bao giờ “ẩn” trong biểu tưọng đất nước hay vưong triều, vốn chủ đích tuyên dương rộng mở công khai cả. Các cụ mình khinh cái lối bò sát thập thò trí trá. Bậc quân vương, người quân tử phải đưòng đưòng chính chính, uy vũ hiên ngang, đưòng bệ chứ không nghiêng ngả chổng mông như phường tiểu nhân hèn hạ.

Mà hỏi lấy chứng cớ ở đâu thì cũng chỉ là bảo của một thằng mũi lõ nào nó tìm đưọc (???!!!) mà lại ở một trang liên-tín cũng chẳng có hình chụp “khai quật” gì cả!!!  Gìòi ạ! lại khai thác cái não trạng mặc cảm tự ti, vọng ngoại: hễ cứ mũi lõ nói là đúng! Tôi mò vào cái trang này, đọc rồi mới xét cái lối xếp đặt hành văn mới nghi cái  thằng “Tây” đóng góp trong mục này ắt phải mũi tẹt và có cái não trạng cờ vàng! Thôi không bàn nữa! phí cả giờ! Với những não trạng như vậy thì nay mai sợ rằng sẽ có sự “khai quật” tìm ra được “cờ vàng” đã có đưọc khắc bên trong trống đồng Ngọc Lũ mà lại đưọc trạm bằng vàng lá ròng!!! 

Tóm lại, theo cách nói của cái cô ca sĩ cải  lương nhí nhảnh dễ thưong gì đó trong chương trình nhạc do Nguyễn Ngọc Ngạn làm quản trò, thì với lá “quốc kỳ” Đại Nam kiểu ấy thì nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam, hay Tầu Tây mũi lõ nhìn vào “hiểu chết liền!” 

Chưa hết, cái não trạng “cờ vàng chính thống” đã gieo vào đầu gìói trẻ hải ngoại một cách rất bệnh hoạn. Khi tôi còn lo việc riêng ở Mỹ, tôi có đến gặp hai đứa cháu từ Úc qua tham dự đại hội thế giới sinh viên Việt Nam tại quận Cam, nơi có cái tưọng đài “Mỹ Việt không nhìn mặt nhau” (Tượng hai người lính một to cao, một nhỏ thấp, mỗi người nhìn một hưóng- Tôi ngắm cái tưọng mà thấy đau buồn, vì nhìn mãi mà “hiểu chết liền!”) Tôi đưọc các cháu tặng một tuyển tập có các bài viết bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Tôi muốn rớt nưóc mắt! Vì khi nhìn cái hình bìa có vẽ cái lá cờ vàng ba sọc đỏ “quyện” vào với lá cờ Mỹ, nói cho đẹp mặt thì như cặp nhân tình dị chủng, hay nói cho đúng thì như một cô gái Việt Nam cần tiền đang làm chuyện “hiểu sống liền” thưòng thấy ở đất Mỹ! Chiều tối hôm ấy tôi chở hai cô cháu sinh viên và bạn của các cháu đi uống cà phê, tôi có đưa việc này ra trao đổi. Tôi có nói rằng giả như các anh chị em sinh viên Việt ở Pháp, ở Úc, ở Hàn, ở Nga v.v mà mỗi nơi vẽ cái cờ vàng ba soc đỏ quyện vào thắm thiết với các lá cờ mỗi nơi như vậy thì hiểu như thế nào đây? Các cháu tôi lặng yên, còn tôi thì thở dài!

Vấn đề không còn là “hiểu chết liền” nữa, mà hiểu là nhục liền! Cái lá cờ “di sản” mà họ trân quí ấy đã chỉ vì óc tự ti vọng ngoại hàm ơn vô lối, họ đã biến nó thành hình ảnh một cô gái Việt Nam ở Đông Hà đứng đầu ghe tuột quần chỉ vào cái vốn giời cho để mời gọi lính đồng minh “hưởng thụ giao tình hữu nghị” mà nhà văn Phan Nhật Nam đã kể trong “Dấu Binh Lửa”[3][3]

Nếu vẽ như vậy chỉ vì lá cờ là biểu tượng của người Mỹ gốc Việt thì hiểu được (mà não trạng đúng là như vậy thôi). Nhưng khi đã dám tuyên bố lá cờ lên hàng hải ngoại thì không ổn nữa! Vì hải ngoại đâu chỉ có nghĩa là ở Mỹ! Và giả thiết rằng lá cờ là của “dân tộc” thì lại càng khổ ải!!! Giời ạ..!!!

Có những điều ĐÚNG và CHÍNH ĐÁNG ở bình diện một CÁ NHÂN, một PHE NHÓM, một CỘNG ĐỒNG.. nhưng sẽ rất SAI, và mang tính ÁP ĐẶT, BẠO NGƯỢC, NHỤC MẠ,  nếu đem đặt ở phương diện cho cả quốc gia dân tộc.
  
.. cá nhân mỗi chúng ta muốn mang ơn ai, ca ngợi ai, thánh hoá ai.. đó là quyền cuả mỗi người. Nhưng khi áp đặt rằng Nhân Dân Việt Nam mang ơn nhân dân Mỹ, Lính Mỹ trong cuộc chiến tương tàn vừa qua  thì đó chính là thái độ áp đặt bạo ngược đi từ lề lối suy nghĩ phe phái riêng tư kém hiểu biết sâu xa về sự thật của bản chất bang giao quốc tế cũng như bản chất của cuộc chiến tương tàn VN.

Tôi chỉ xin các bạn trẻ Việt Nam trong ngoài hãy cẩn thận với mọi thông tin trong một tình trạng cô đọng một chiều như thể chế độc tài đảng trị ở trong nước, và thể-chế -độc-tài-chống-cộng-trị ở ngoài này. Xin đồng bào và các bạn trẻ hãy nhớ lời nhắc nhở của ông Trần Trọng Kim thuở trưóc:  

“…. Vậy mà ở xa nghe nói, tưởng là các ông ấy có tổ chức, có thế lực, kỳ thực chẳng có gì đáng kể. Cũng như là sau tôi thấy những người Cách Mệnh Việt Nam ta ở bên Tầu, nghe tuyên truyền thì tưởng là họ có cơ sở chắc chắn, lúc biết rõ sự thực, thật là buồn. Tôi kể ra đây cốt để người ta biết rõ sự thực, đừng có nghe nhảm tin lầm…[4][4]

Bây giờ xin đưọc lạm bàn đến chiến dịch “vinh danh cờ vàng di sản của người Mỹ gốc Việt chân chính”. Thành thật mà nói, tôi hiểu và trân quí tấm lòng cố quốc trong sáng và nhiệt tâm đơn giản của đồng bào mình, dù họ bở bất cứ nơi nào cũng hưóng lòng mình về tổ quốc bên kia bờ đại dương. Chính mắt tôi đã thấy những đồng bào mình ở quận Cam, đóng cửa hiệu để vác cờ lái xe 6-7 giờ đến tận Xăng Phăng Si Cô để vận động cờ vàng! Đó là chưa nói đến bỏ tiền túi đổ xăng ăn uống v.v

Ví như cao trào này chỉ tập trung mục tiêu, hay ít ra đưa thêm vào trong nghị quyết là các thành phố, tiều bang Mỹ chính thức lên tiếng ủng hộ tinh thần đấu tranh của người Mỹ gốc Việt cùng đồng bào trong nưóc trong tinh thần đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do của những chiến sĩ dân chủ; và lên án hành động vi phạm nhân quyền của CSVN đối với những người đang đấu tranh ôn hòa cho giá trị căn bản của nhân loại. Như vậy nó lại rất phù hợp với tinh thần giá trị của hiến pháp Mỹ, như thế những nghị quyết này sẽ có  giá trị và sức đẩy trưòng kỳ và ảnh huởng rất mạnh ngay ở chính trưòng Mỹ đến tận trong nưóc Việt Nam.  Như vậy là ở hải ngoại đã đưa thêm một tảng đá vững chắc cho các chiến sĩ dân chủ tại Việt Nam đứng lên tranh đấu. Hơn thế nữa những nghị quyết như vậy sẽ thúc đẩy thêm sự hiểu biết về nhận thức tư duy trong ý niệm dân chủ nhân quyền tại Việt Nam. Các chiến sĩ dân chủ và đồng bào mình đang đáu tranh trong nưóc khi đọc những nghị quyết có tinh thần xác quyết như vậy chắc sẽ ấm lòng và trân rọng tấm lòng của đồng bào xa xứ mà vẫn không quên đất nưóc. Họ sẽ vững lòng hơn trong đấu tranh hiểm nguy vì họ biết  sau lưng họ là những cánh tay thật dài của đồng bào khắp nơi đang chống lưng cho họ..

Nhưng thật là buồn, và quá phí phạm! Những tấm lòng nhiệt thành ấy, công sức hy sinh ấy chỉ  đạt đưọc sự thừa nhận “lá cờ di sản” của người di tản trên đất Mỹ! Chính khách Mỹ mua phiếu người gốc Việt rẻ quá!

Không hiểu khi đọc và hiểu đưọc tinh thần nghị quyết thật sự đã ký kết để vinh danh di sản cờ vàng của những Mỹ gốc Việt đến từ miền Nam Việt Nam, các chiến sĩ dân chủ có thấy bơ vơ buồn bã hay không? Tôi chắc là không thấy bơ vơ, vì anh chị em dân chủ trong nưóc đã và đang có 87 triệu đồng bào! Còn buồn thì tôi chắc có tí chút, vì dẫu sao, dù không nặng nề, nhưng mục tiêu chính đáng cao cả vì dân chủ tự do đã bị lạm dụng một cách thập thò buồn cưòi!

Quả thật, khi trong nưóc đồng bào đang cùng các chiến sĩ dân chủ chân chính  đang đem chính thân xác họ, sự an nguy của gia đình họ để đấu tranh dân chủ tự do, thì ở ngoài này, cũng nhân danh tự do dân chủ, não trạng cờ vàng của những nhóm chống cộng vì hận thù quá khứ đã  biến lá cờ vàng thành bức tưòng ngăn chia cách biệt giữa những người Việt Nam với nhau. Nó không còn đơn thuần là biểu tượng nữa, mà là hố ngăn cách, vũ khí khủng bố tinh thần, và vũ khí trấn áp bịt miệng tự do ngôn luận. Như vậy nó đã trở thành gánh nặng cản trở sự đoàn kết dân tộc cần thiết, ít nhất là ở bên ngoài đất nưóc Việt Nam, để hòa mình vào với đồng bào trong nưóc trong tiến trình đấu tranh dân chủ hóa hôm nay và xây dựng dân chủ phát triển đất nưóc trong tương lai.

_____________

[1][1] Trần Trọng Kim, “Một Cơn Gió Bụi” Vĩnh Sơn 1969, tr60-61
[2][2] Vietnam Airborne-OSPREY ELITE SERIES n#29, OSPREY Publishing-London
[3][3] Phan Nhật Nam, Dấu Binh Lửa, Đại Ngã, 1974
[4][4] Trần Trọng Kim, “Một Cơn Gió Bụi” Vĩnh Sơn 1969, tr 36.

No comments:

Post a Comment