Friday, August 1, 2014

SỰ THẬT LỊCH SỬ 100%: VIỆT MINH KHÔNG PHẢI LÀ VIỆT CỘNG! Hay nói đúng là: Việt Minh bị VC xâm nhập cũng giống như hiện nay CĐNVQG đã bị Việt Tân -Trúc Hồ-SBTN xâm nhập, lừa gạt và lèo lái Vì vậy hãy học lịch sử để biết sự thật!


Những não trạng chia phe, chia lằn ranh quốc cộng tăm tối xuẩn động, bất nhân đã giúp thêm cho CSVN có chính nghĩa bằng cách chối bỏ chiến công Điện Biên Phủ và coi như “nhưòng hết” công lao xưong máu của những người Việt Nam yêu nưóc cho đảng CSVN trong chiến tích vĩ đại này!  
Chiến thắng Điện Biên Phủ là của nhân dân Việt Nam, đưọc xây bằng xưong máu của những người con yêu của tổ quốc anh hùng và bất khuất, mà CSVN chỉ ăn hớt công trạng và phản bội đồng bào sau đó mà thôi.
Cả 100 năm kháng chiến chống Pháp biết bao nhiêu người đã hy sinh... 

HCM xâm nhập Phong Trào kháng chiến chống Pháp để đánh phá các tổ chức cách mạng dân tộc yêu nước. Thiết nghĩ Việt Gian là người Việt làm Tay Sai Ngoại Bang phản ngược nguyên lý dân tộc và tổ quốc, để đặt tên cho đúng đối tượng, xét lại hành xử của Hồ Chí Minh, từ lúc khởi sự đã cam tâm chịu làm tay sai cho Pháp, sự kiện này đã nêu rõ trong lá thư xin vào trường thuộc địa Pháp của Hồ, Hồ đã ghi rõ “Tôi mong ước trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi” câu này đã cho thấy Hồ chủ trương xuất ngoại để tìm “công danh” làm TAY SAI HỮU ÍCH cho PHÁP trước nhãn quan và đối với VN, chứ không phải là vì lòng ái quốc. Để nhận rõ hơn nhà bình luận Cecil B. Currey đã đưa ra một sự nhận định Lịch Sử trên Washinghton Post (1996), đã nêu lên sự kiện, tại Thượng Hải, cụ Châu đã gặp Hồ, dưới một danh xưng Lý Thụy. Vì cụ Châu là đối thủ lãnh tụ cách mạng cản đường lối của Hồ, Hồ đã rat ay trước. Vào tháng 6 năm 1925, với giá 100,000 tiền Đông Dương, Hồ phản bội bán cụ Phan cho Mật Thám Pháp. Lý Thụy sau này đã tìm cách “hợp lý hoá hành động này” là chính đáng vì nó là sự cần thiết để dấy động phong trào cách mạng chống Pháp, và số tiền đó giúp Hồ trong những công việc tại Quảng Đông, đó cho thấy Hồ đã bất trung với tổ chức, bất nghĩa với chiến hữu và dân tộc. Năm 1945, mặc dù Phát Xít Nhật Bản đã thua trận và Đàtrả lại độc lập cho chính quyền Trần trọng Kim, nhưng Hồ chí Minh đã cướp công dùng bạo lực tạo ra cái gọi là Cách Mạng Tháng 8, kêu gọi sư Độc Lập Tự Do, nhưng vì những Đảng Phái Quốc Gia vẫn còn để tranh thủ chính trị với Đảng CS, cũng như lực lượng CSBV chưa đủ sức mạnh, Hồ chí Minh 1946 đã ký Hiệp Định Sơ Bộ mời Pháp trở về VN  với đầy đủ sự nhượng bộ không khác gì thời thực dân trước đó, và dùng Pháp tiêu diệt những Đảng Phái Phi CS, đó cho thấy Hồ chí Minh KHÔNG chống thực dân chỉ chống những ai có khả năng tranh thủ địa vị của Hồ, Hồ thà để VN chịu khổ nhục khốn khó dưới tay thực dân Pháp thêm thời gian nữa (và lâu hơn nếu có thể) chứ không để ai“giải phóng” dân tộc nếu người đó không phải là CS, điều này đã cho thấy Hồ bất nhân và bất tín cũng như bất tín với quốc gia và dân tộc. 
Chỉ có những kẻ việt gian và VC mới ngụy biện rằng chiến tranh chống Pháp "chỉ do VC và súng đạn của Trung Cộng... ", xin lỗi nha...CSVN chỉ ăn hớt công trạng và phản bội đồng bào sau đó mà thôi.
Cả 100 năm kháng chiến chống Pháp biết bao nhiêu người VN đã hy sinh...  ĐA SỐ KHÔNG PHẢI CS!
CHỈ TRONG CÁI GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG của lịch sử dân tộc VN chống ĐẾ QUỐC Thực Dân Pháp VC CƯỚP CÔNG CÁCH MẠNG  (VỚI SỰ GIÚP ĐỞ CỦA TRUNG CỘNG & ĐÁM VIỆT GIAN TAY SAI ĐÁNH THUÊ CHO PHÁP, SAU NÀY một số chính trị thời cơ một thời tay sai của Pháp ĐÃ TRỞ THÀNH VNCH....bọn này cố ý muốn xoá bỏ cả 100 năm kháng chiến chống Pháp để bảo vệ cái quá khứ việt gian cuả họ




Cái tên Nguyễn ái Quốc, là tên chung của nhiều người thường lui tới nhà Luật Sư Phan Văn Trường ở số 6 Villa des Gobelins -Paris. Và, Hội Người Việt Nam Yêu Nước không phải do Hồ chí Minh lập nên như ghi trong sử liệu của cộng sản Việt Nam. Hội này là của hai nhà cách mạng Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường: ‘’Hai chí sĩ họ Phan đã không nề hà dìu dắt những bước đầu của người thanh niên mà không bao lâu hai ông dành cho độc quyền sử dụng tên Nguyễn Ái Quốc. Biết rằng công an Pháp theo dõi chặt chẽ hành vi của mình, nên hai ông còn giao phó cho anh ta vận mệnh Hội Người Việt Nam Yêu Nước, một sự
ủy thác mà các Sử Gia viết tiểu sử Hồ chí Minh lơ đi để lạm gán cho ông ta công lao lập hội này. Với tư cách tổng thư ký của hội, Nguyễn Ái Quốc được nhận làm hội viên chi nhánh Pháp của Hội Nhân Quyền và Dân Quyền’’.


Sự việc trên gợi nhắc trường hợp tương tự sau này khi Hồ chí Minh chiếm dụng danh xưng và danh nghĩa của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Minh) của Hồ Học Lãm để rồi biến thành Mặt Trận Việt Minh của ông ta vào năm 1941.


Mặt Trận Việt Minh là phát kiến của Hồ chí Minh trong giới hạn ý đồ vận dụng danh xưng Việt Minh.



Vì từ 1935, Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội với tên gọi tắt Việt Minh đã được Hồ Học Lãm thành lập tại Nam Kinh. Trong hồi ký Giọt nước trong biển cả, Hồ chí Minh không gia nhập Việt Minh với mục đích góp phần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh giải phóng đất nước mà trước hết, tạo bình phong che giấu hình tích, và kế đó là đạt các mục tiêu mà Đệ Tam Quốc Tế đang nhắm.


Mục tiêu cụ thể trong thời điểm đó của Đệ Tam Quốc Tế là vừa khai thác vừa lũng đoạn phá hoại các tổ chức này để tạo đà phát triển ảnh hưởng cộng sản. Hồ chí Minh mượn các tổ chức này để trình diễn bộ mặt yêu nước đồng thời lôi cuốn người của các tổ chức này gia nhập hàng ngũ cộng sản, và nếu được, sẽ biến các tổ chức này thành tổ chức cộng sản.
Nhận định của Tưởng Vĩnh Kính phù hợp với tiết lộ của Hoàng Văn Hoan, một nhân vật thân cận với Hồ chí Minh nhiều năm, về giai đoạn Hồ chí Minh tham gia tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của các nhân vật Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần...

Theo Hoàng Văn Hoan, Việt Minh vốn là tên gọi tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội mà Hồ chí Minh đã tham gia và sau đó biến thành tên gọi của phong trào cộng sản Việt Nam vào năm 1945 mà mọi người đều biết là Mặt Trận Việt Minh.
Tưởng Vĩnh Kính xác nhận hai chữ Việt Minh là viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội từng hoạt động từ lâu trước tháng 5.1941 do Hồ Học Lãm lãnh đạo.
Về sau, tổ chức này cùng một số tổ chức khác kết hợp thành Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội của nhiều nhân vật như Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công...‘’Hồ gia nhập Cách Mạng Đồng Minh Hội, một mặt là do đã ngụy trang thành công, được cá nhân Tướng Trương Phát Khuê tín nhiệm, mặt khác là được các phần tử tả khuynh Trung Quốc âm thầm hỗ trợ từ bên trong’’. và ‘’Một năm sau, khi Hồ chí Minh tỏ thái độ ‘’hợp tác’’ và gia nhập Cách Mệnh Đồng Minh Hội, lúc bấy giờ các đảng phái Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc mới thực sự bị đẩy vào một tình huống ‘’khốn đốn’’.



Hoàng văn Hoan ghi rõ nhiều chi tiết về tổ chức này của những người quốc gia yêu nước tại Hoa Nam.

Theo Hoàng văn Hoan, chính Hồ chí Minh cùng nhiều đồng chí trong số có Hoàng văn Hoan đã tham gia Việt Minh để hoạt động.

Hoàng văn Hoan viết: ‘’Vấn đề đầu tiên là vấn đề lấy danh nghĩa gì để hoạt động ? Bác chủ trương lấy danh nghĩa Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, và mời ông Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để chúng ta dựa vào đó mà hoạt động. Chủ trương đó phát xuất từ chỗ Việt Minh là một tổ chức mà trước kia đã cùng với ông Hồ Học Lãm lập ra và đăng ký ở Nam Kinh, xuất phát từ chỗ ông Hồ Học Lãm không phải là cộng sản mà lại thực lòng ủng hộ chúng ta...’’



Trong Danh nhân Hồ Chí Minh, Trần đình Huỳnh cũng cho biết từ tháng 9.1940, Hồ chí Minh bắt liên lạc với Hồ Học Lãm và được Hồ Học Lãm cho biết thời cơ về nước đã tới. Vì thế, ngày 6.1.1941, Hồ chí Minh mới cùng Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Phùng chí Kiên, Đặng văn Cáp là những người có mặt trong Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội chuẩn bị về nước bằng việc tổ chức tại làng Nậm Quang thuộc Quảng Tây, Trung Quốc, một khóa huấn luyện chính trị cho 43 cán bộ, dẫn giải về việc thành lập mặt trận dân tộc rộng rãi ở trong nước.


Tháng 2.1941, Hồ chí Minh về Pac Bó thuộc Tỉnh Cao Bằng và công việc đầu tiên là giao cho Vũ Anh, Hoàng văn Thụ tiến hành tổ chức thí điểm Mặt Trận Việt Minh tại Cao Bằng.


Như vậy tới tháng 2.1941, trên danh nghĩa, Hồ chí Minh vẫn thuộc tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Hồ Học Lãm với tên gọi tắt là Việt Minh.

Ngày 19.5.1941, Hồ chí Minh chỉ có phát kiến tách khỏi tổ chức trên bằng cách thay chữ Hội bằng 2 chữ Mặt Trận và vẫn giữ cái tên tắt Việt Minh quen thuộc trong hoạt động.


Lập Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh để không còn chịu sự chi phối của Hồ Học Lãm, dù chỉ là sự chi phối không đáng kể về ý kiến do cung cách hoạt động lỏng lẻo sẵn có của tổ chức này. Tuy thế, vẫn giữ tên Việt Minh để tiếp tục khai thác mọi thành quả mà tổ chức này dành được từ trước, nhất là để vận động các thế lực quốc tế như Quốc Dân Đảng Trung Hoa và các quốc gia Đồng Minh kháng Nhật do mối tương quan mà Hồ Học Lãm đã có.


Với tên Việt Minh, đảng cộng sản đã có chiếc áo quốc gia yêu nước từng được quần chúng và ngay cả các giới chức Trung Hoa biết tới từ năm 1935.


Ưu điểm này không những giúp cộng sản dễ dàng lôi cuốn nhiều phần tử nhiệt huyết trong nước chẳng hạn như lớp trí thức trẻ Dương đức Hiền, Nguyễn Xiển, Nghiêm xuân Yêm…mà còn thuyết phục cả tư lệnh Đệ Tứ Chiến Khu Trung Hoa Dân Quốc là Trương Phát Khuê cùng các sĩ quan Mỹ hoạt động tại Hoa Nam.


Tưởng Vĩnh Kính trong Hồ Chí Minh tại Trung Quốc đã viết: ‘’…Tại sao ông Hồ và trung ương đảng cộng sản Việt Nam muốn lợi dụng lá cờ Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (chỉ bỏ chữ ‘’hội’’ mà thôi) ? Cách thức đó chính là lặp lại một cách khéo léo điều mà người cộng sản gọi là ‘’chiếm lĩnh cơ quan, làm phe tả của họ’’ . Ý đồ của họ, xét ra không ngoài việc lợi dụng danh nghĩa Độc Lập Đồng Minh Hội…nhằm chiêu dụ tổ chức quần chúng của hội này…Căn cứ vào các tư liệu tại Quảng Tây thời đó, ‘’Việt Nam Độc Lập Đồng Minh được thành lập tháng 7 năm 1935, là sự hợp thành của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Độc Lập Đảng, Tân Việt Đảng…Các tổ chức quần chúng của nó cũng được ông Hồ đổi thành các hội ‘’Cứu Quốc’’…Ý đồ lớn nhất của ông Hồ khi lợi dụng cơ cấu Việt Minh là che giấu cái bộ mặt cộng sản, lợi dụng tình thế cùng tâm lý quần chúng Việt Nam, ngụy trang bằng chủ nghĩa dân tộc, nhằm phát triển thực lực của bản thân’’.

Chủ ý lợi dụng danh nghĩa Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội không còn là nghi vấn vì chính Hoàng văn Hoan đã ghi rõ.

Nhưng trong thời điểm 1940-1945, Hồ chí Minh không chỉ vận dụng riêng danh nghĩa Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Cũng theo Hoàng văn Hoan, vào năm 1943, khi có cơ hội gặp gỡ và nhận đứng ra tổ chức mạng lưới tình báo tại Việt Nam cho Trương Phát Khuê, Hồ chí Minh đã yêu cầu Trương Phát Khuê can thiệp với Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội của Nguyễn Hải Thần để ‘’có một ủy nhiệm thư của Trung Ương Việt Cách phái Hồ chủ tịch về nước công tác’’. Trương Phát Khuê chấp thuận nên Hồ chí Minh đã ‘’đến Côn Minh với danh nghĩa là ủy viên Trung ương của hội Việt Cách, có trách nhiệm xem xét tình hình phân hội Việt Cách ở Vân Nam....’’

Trong hồi ký Một Cơn Gió Bụi, Trần Trọng Kim đã ghi lại tổng quát về 20 năm chủ nghĩa cộng sản xâm nhập Việt Nam, từ 1925 tới 1945, như sau: ‘’Nguyên từ khoảng 1925-1926 trở đi, ở Việt Nam đã có người nói đến chủ nghĩa cộng sản.
Lúc ấy có một thiếu niên tên Nguyễn Tất Thành, sinh năm 1894, con nhà thi lễ, quê Làng Kim Liên Huyện Nam Đàn thuộc Tỉnh Nghệ An. Trước học Trường Trung Học ở Huế rồi bỏ sang Pháp theo Xã Hội Đảng, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Sau lại sang Nga vào đảng cộng sản, đến khoảng 1929-1930 ông trở về gây phong trào cộng sản cách mệnh ở vùng Nghệ Tĩnh. Lúc ấy chính phủ bảo hộ Pháp dùng võ lực đàn áp một cách tàn nhẫn. Việc ấy thất bại, đảng cộng sản tuy phải im hơi lặng tiếng, nhưngvẫn ngấm ngầm tuyên truyền trong đám dân gian và thợ thuyền, theo đúng phương pháp đã định ở Mạc Tư Khoa bên Nga
Bọn ông Hồ chí Minh…lợi dụng danh hiệu Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội để che đậy công việc làm Trong khi ông Hồ chí Minh ở bên Tàu để chờ đợi thời cơ, ở trong nước đâu đâu cũng có cán bộ, ngấm ngầm hành động và tuyên truyền rất khôn khéo. Họ lợi dụng lòng ái quốc của dân chúng mà tuyên truyền Việt Minh không phải là đảng cộng sản, chỉ là một mặt trận gồm tất cả các đảng phái lấy lại độc lập cho nước nhà, vậy nên từ Bắc chí Nam đâu cũng có người theo.
Cách hành động của họ thì bất cứ công sở hay tư sở, hễ đâu có một tổ chức làm việc là có người của họ chen lấn vào, hoặc để tuyên truyền, hoặc để hoạt động theo chủ nghĩa họ. Đảng viên cộng sản lại biết giữ kỷ luật rất nghiêm và rất chịu khó làm việc. Xem như Hội Truyền Bá Quốc Ngữ khi mới thành lập ở Hà Nội là có ngay những người cộng sản vào hội rồi, và những người nhận việc đi dạy học rất chăm, không quản công lao gì cả. Một tổ chức có kỷ luật và chịu khó làm việc như thế, làm gì mà không mạnh.
Sự tổ chức của đảng cộng sản đã mạnh và nhất là từ khi quân Nhật Bản vào đóng ở Đông Dương, rồi xem hình như người Pháp lại ngấm ngầm dung túng họ, có ý để họ quấy nhiễu quân Nhật may ra có xảy biến đổi gì chăng. Cho nên người ta thấy lúc ấy chính phủ bảo hộ vẫn bắt bớ những người làm thuyền thợ theo cộng sản, song người cộng sản nào có chút thế lực thì bắt rồi lại thả ra, hoặc dùng để làm việc với mình…
Trong khi ấy ông Hồ chí Minh ở bên Tàu vẫn cộng tác với Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, không có tranh dành địa vị như những người khác, cứ làm việc của một đảng viên có kỷ luật. Cái khôn khéo của ông lúc ấy không để lộ cho ai biết ông là lãnh tụ đảng cộng sản Đông Dương …
Về khoảng cuối năm 1944, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội lại dời về Tỉnh Quảng Tây và cho ông Hồ chí Minh về Bách Sắc để trù liệu kế hoạch nhập Việt.
Sau đó hội cho ông Hồ chí Minh cùng 22 đảng viên phần nhiều là người trong đảng Phục Quốc về nước để khởi sự hành động. Trong số 22 người ấy có một nữ đảng viên tên là Đỗ Thị Lạc là người sau có đứa con gái với Hồ chí Minh. Về sau thấy người ta nói khi về đến địa hạt Bắc Giang, có ba đảng viên trong 22 người ấy bị giết vì không chịu theo cộng sản.

…Việc ấy xảy ra vào khoảng tháng hai năm 1945. Từ đó bọn ông Hồ chí Minh bỏ danh hiệu Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội mà dùng danh hiệu cũ là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, tức Việt Minh, và dùng cờ đỏ sao vàng của cộng sản.’’


Nhìn chung, chủ nghĩa cộng sản ban đầu xâm nhập Việt Nam qua sách báo Pháp-Hoa với tác động của một học thuyết xã hội đối với giới trí thức nhưng chỉ mấy năm sau đã đổi thành chủ nghĩa Mác-Lênin xâm nhập qua hoạt động tuyên truyền của một cán bộ Đệ Tam Quốc Tế là Hồ chí Minh mượn tay nhiều tổ chức và các phần tử quốc gia yêu nước để truyền bá tới mọi tầng lớp quần chúng trên khắp nước.

Tuy được sự tin cậy của các Tướng lãnh Trung Hoa Dân Quốc, Hồ chí Minh đã lượng đoán được chính những người này cùng với Pháp sẽ là đối thủ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt. Hồ chí Minh cũng rất thực tế để thấy là trong tình thế tương lai đó, nếu nhận được sự giúp đỡ của Mỹ sẽ tốt hơn rất nhiều so với sự giúp đỡ từ phía Liên Xô và Trung Cộng. 

Vì vậy, mùa Đông 1944, Hồ chí Minh đã tìm cách bắt liên lạc với Đại Tá Helliwell, là người cầm đầu OSS (tiền thân của CIA) hoạt động ở Hoa Nam, đang có trụ sở tại Côn Minh. Helliwell bảo OSS chỉ cho Hồ chí Minh 6 khẩu súng ngắn 38 ly nhưng thực ra các nhóm du kích Việt Minh đã được tăng cường bởi nhiều toán OSS và súng đạn của Mỹ. Đây là lý do chủ yếu khiến Hồ chí Minh cố ngăn chặn mọi sự phô trương bộ mặt cộng sản và từ bỏ luôn cái tên Nguyễn ái Quốc để nhận tên Hồ chí Minh từ 1944. 
Nhiều người Mỹ có quan hệ lúc đó tỏ ra tin tưởng Hồ chí Minh từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, nhất là trước sự trạng Hồ chí Minh đã được Trung Hoa Dân Quốc hợp tác và hỗ trợ. Sau ngày 2.9.1945, những người Mỹ này gần như luôn có mặt thân thiện bên cạnh Hồ chí Minh hoặc các đồng chí của ông ta, trong khi cờ Mỹ tung bay tại nhiều nơi ở Hà Nội. Dư luận dân chúng trong nước và ngay cả một số người Nhật, người Pháp có mặt tại Hà Nội đều nghĩ Việt Minh đã được Mỹ ủng hộ. 
Về sau người ta được biết rằng vì tin Hồ chí Minh được Mỹ ủng hộ nên Vua Bảo Đại và những người quốc gia ủng hộ ông mới êm thắm nhường quyền lãnh đạo đất nước cho Việt Minh.

Cách hành động sau đó của Hồ chí Minh: ‘’Khi thấy rõ Mỹ không còn ủng hộ nữa, Hồ đã quay ngược 180 độ, bắt đầu kêu gọi hợp tác với Pháp. Chính trong thời kỳ này mà Hồ hành động như người Việt Nam trước, như người cộng sản sau. Ông ta quyết tâm làm cho cái Nhà Nước Việt Nam (Dân Chủ Cộng Hòa) sống sót bằng bất cứ giá nào. Nhưng, tuần trăng mật có tính cách thân Tây phương kéo dài chẳng bao lâu. Khi Hồ thương thuyết với Pháp ở Fontainebleau thì đồng chí của ông là Võ nguyên Giáp, Trần văn Giầu, Nguyễn Bình, Phạm văn Bạch thanh toán ‘’các kẻ nội thù của chế độ’’ gồm các nhà lãnh đạo các giáo phái, các quan lại (Ngô Đình Khôi), các nhà trí thức (như Phạm Quỳnh), nhóm Trotskit, và các người yêu nước chống cộng.’’

Đặc biệt về tình hình miền Nam, Bernard Fall viết: ‘’Tại Nam Kỳ, cả hai phía, giáo phái và Việt Minh đã giải quyết thanh toán những phần tử cảm tình của đối phương như sau: Trói lại từng chùm rồi thả xuống sông Mê Kông cho chết trôi ra biển. Thế mà huyền thoại về bác Hồ tốt bụng vẫn tồn tại cho đến ngày nay’’. 

Tác giả đưa ra một nhận xét hết sức tinh tế: ‘’Chiến tranh Đông Dương bùng nổ đã đơn giản hóa những khó khăn về chính trị của ông Hồ. Không cần phải đối xử với phe đối lập bằng bàn tay bọc nhung nữa: Cứ việc gọi họ một cách đơn giản là Việt gian.’

Vấn đề then chốt là mục tiêu chủ yếu của Pháp trong cuộc chiến Việt Nam. Cộng sản không phải là động cơ thúc đẩy hành động của người Pháp tại Đông Dương. Việc Pháp chịu thương thuyết với Hồ chí Minh năm 1946, rồi từ chối mọi cơ hội đàm phán năm 1947 và sau nữa, từ 1948 ủng hộ Bảo Đại chống Việt Minh...đều không liên can tới vấn đề cộng sản mà chỉ vì cái gọi là Liên Hiệp Pháp. Đúng là cho tới năm 1953 tinh thần thực dân cũ đã chết, nhưng nó đã được thay thế không phải bởi chủ nghĩa chống cộng mà bởi sự quyến luyến tình cảm của người Pháp đối với khái niệm Liên Hiệp Pháp. Thủ Tướng Laniel đã nói với quốc hội vào tháng 10.1953, cũng như trước kia đã nói với Bảo Đại: 
‘’người Pháp chiến đấu ở Đông Dương cho Liên Hiệp Pháp, nếu người Việt thích bỏ Liên Hiệp Pháp, thì nước Pháp không có lý do gì để chiến đấu.’’ 

‘’It is true that by 1953 much of the old spirit of colonialism had died, but it had been replaced not by anti-Communism, but by an emotional attachment on the part of Frenchmen to the concept of the French Union. It was for the French Union that France was fighting in Indochina, Premier Laniel told the National Assembly in October, 1953 as he had told Bao Dai: if the vietnamese chose to leave the French Union, France would have no reason to fight.’’

Nhưng chiêu bài chống cộng không thể không nêu ra nếu muốn nhận được viện trợ của Mỹ với mức độ hết sức quan trọng. Viện trợ Mỹ, bắt đầu từ 1950, mỗi năm trung bình 500 triệu. Cho đến 1954, Mỹ đã viện trợ khoảng 80% chi phí quân sự của Pháp tại các quốc gia liên kết Đông Dương 

Chiêu bài này không đủ sức thuyết phục dư luận thế giới và càng không đủ tác dụng xoa dịu khát vọng giành độc lập của người dân Việt Nam. 
Tình hình chính trị luôn sôi động ngay tại các vùng Pháp kiểm soát trong ý hướng đòi hỏi một nền độc lập thực sự cho quốc gia Việt Nam và: ‘’Trong bối cảnh đó, Ngô Đình Nhu, một lãnh tụ công đoàn và là em Ngô Đình Diệm, đã đảm nhận vai trò lãnh đạo đứng ra tổ chức một đại hội chính thức ‘’đoàn kết quốc gia và hòa bình’’ ở Chợ Lớn vào ngày 6.9.1953. Đại hội đòi độc lập vô điều kiện cho Việt Nam, và trên bình diện quốc nội, đòi triệu tập ngay tức khắc một quốc hội, đòi tự do lập hội, tự do báo chí, chấm dứt tham nhũng, cải tổ quân đội và hành chánh. Đại hội này có một lập trường mạnh mẽ đến nỗi Bảo Đại cảm thấy cần phải triệu tập đại hội chính thức của chính ông vào tháng sau trong hai ngày nhằm mục đích ủng hộ lập trường của Cựu Hoàng bằng cách chọn 12 người để ông tuyển lấy 6 người thực hiện thương thuyết với Pháp.’’ 

Trong khi đó, ảnh hưởng các bước đi ban đầu của Hồ chí Minh với tư cách lãnh đạo Việt Minh vẫn đủ sức giữ những âm vang. ‘’Không người Việt Nam nào có thể quên Hồ chí Minh là lãnh tụ Việt Nam đầu tiên tuyên bố Việt Nam Độc Lập, không phải chỉ trên nguyên tắc như ông Trần Trọng Kim mà là trong thực tế. Ông Hồ tuyên bố Việt Nam Độc Lập vào tháng 9 năm 1945, và Việt Nam tự trị (quốc gia tự do) vào tháng 3 năm sau. Cho đến năm 1947, tại Việt Nam chỉ có một chính phủ Hồ chí Minh. Và nước Pháp là nước đầu tiên nhìn nhận như thế.’’ 
Trên thực tế, nhiều nhà ái quốc, kể cả Hoàng Gia cũng nhiệt tình ủng hộ chính phủ Hồ chí Minh trong mấy năm đầu. Việc Hồ chí Minh tiếp tục theo đuổi mưu đồ củng cố chế độ cộng sản độc tài đảng trị và dập tắt mọi hy vọng về một tương lai tốt đẹp của đất nước gần như không dễ nhận ra khi những âm vang trên còn đủ sức tác động vào mọi người. 
Vì thế, chiêu bài chống cộng của người Pháp càng lộ rõ thì chiêu bài quốc gia yêu nước của Hồ chí Minh càng được củng cố, mặc dù người quốc gia trong nước xa lìa và chính quyền nhiều quốc gia dân chủ Á Châu cũng như Tây Phương cắt đứt mọi quan hệ. 

Từ 1953, hàng ngũ quốc gia dưới quyền Quốc Trưởng Bảo Đại bắt đầu đạt nhiều tiến bộ và chính phủ do Bửu Lộc lãnh đạo gồm hầu hết các kỹ thuật gia tài trí và nhiệt tâm đã trở thành một niềm hy vọng. Khi tác giả Hammer viết những dòng cuối cùng của tác phẩm "The Struggle For Indochina" , hội nghị Genève chỉ mới chuẩn bị bàn về vấn đề Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả đã nghe đồn nhắc về một giải pháp chia cắt lãnh thổ nên tỏ ý e ngại là giải pháp này sẽ khiến miền Bắc chịu áp lực nặng nề của Trung Cộng, trong khi miền Nam khó tránh khỏi bị Pháp khống chế trở lại như những năm trước. 
Mối lo này trở thành thực tế tại miền Bắc, nhưng tại miền Nam, người Pháp đã phải triệt thoái và một chính thể Cộng Hòa chính thức ra đời năm 1956. 

Chiêu bài ngụy trá của các khối lực chính trị kéo dài trên đất nước này từ 1945 có thể không còn nhiều thời gian đứng vững, nhất là sau thành quả của Ngô Đình Diệm trong việc củng cố miền Nam. Có người tin tưởng khá nhiều vào nhân vật lãnh đạo này và khi xẩy ra biến cố 1.11.1963 đã mang tâm trạng chán ngán vì nguyện vọng chính đáng của một dân tộc sống gian khổ đau đớn suốt mấy chục năm lại tiếp tục bị đẩy xa bởi sai lầm của một số giới chức nắm quyền tại Mỹ. Có lẽ đây cũng là tâm trạng của Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn, Frederick Nolting, khi ông này đệ đơn xin từ nhiệm vì không đồng ý với đường lối của chính quyền Mỹ đương thời. Những tâm cảnh hoàn toàn mang tính cá nhân này cũng không hẳn thiếu ý nghĩa khi được đặt vào vị thế phản ảnh một nét thực tế trong vấn đề Việt Nam.

hoạt động chủ yếu của Hồ chí Minh trong giai đoạn ở Hoa Nam là dựa vào uy tín các nhà ái quốc Việt Nam, kết thân với một số giới chức Trung Hoa để dễ dàng xâm nhập các tổ chức cách mạng Việt Nam tại đây. 

Hồ chí Minh không gia nhập Việt Minh với mục đích góp phần đẩy mạnh hoạt động đấu tranh giải phóng đất nước mà trước hết, tạo bình phong che giấu hình tích, và kế đó là đạt các mục tiêu mà Đệ Tam Quốc Tế đang nhắm. 
Mục tiêu cụ thể trong thời điểm đó của Đệ Tam Quốc Tế là vừa khai thác vừa lũng đoạn phá hoại các tổ chức này để tạo đà phát triển ảnh hưởng cộng sản. Hồ chí Minh mượn các tổ chức này để trình diễn bộ mặt yêu nước đồng thời lôi cuốn người của các tổ chức này gia nhập hàng ngũ cộng sản, và nếu được, sẽ biến các tổ chức này thành tổ chức cộng sản. 
Nhận định của Tưởng Vĩnh Kính phù hợp với tiết lộ của Hoàng Văn Hoan, một nhân vật thân cận với Hồ chí Minh nhiều năm, về giai đoạn Hồ chí Minh tham gia tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của các nhân vật Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần... 

Theo Hoàng Văn Hoan, Việt Minh vốn là tên gọi tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội mà Hồ chí Minh đã tham gia và sau đó biến thành tên gọi của phong trào cộng sản Việt Nam vào năm 1945 mà mọi người đều biết là Mặt Trận Việt Minh. 
Tưởng Vĩnh Kính xác nhận hai chữ Việt Minh là viết tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội từng hoạt động từ lâu trước tháng 5.1941 do Hồ Học Lãm lãnh đạo. 
Về sau, tổ chức này cùng một số tổ chức khác kết hợp thành Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội của nhiều nhân vật như Nguyễn Hải Thần, Trương Bội Công...‘’Hồ gia nhập Cách Mạng Đồng Minh Hội, một mặt là do đã ngụy trang thành công, được cá nhân Tướng Trương Phát Khuê tín nhiệm, mặt khác là được các phần tử tả khuynh Trung Quốc âm thầm hỗ trợ từ bên trong’’. và ‘’Một năm sau, khi Hồ chí Minh tỏ thái độ ‘’hợp tác’’ và gia nhập Cách Mệnh Đồng Minh Hội, lúc bấy giờ các đảng phái Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc mới thực sự bị đẩy vào một tình huống ‘’khốn đốn’’. 

Tóm lại, Tưởng Vĩnh Kính đánh giá toàn bộ hoạt động của Hồ chí Minh suốt thời gian ở Hoa Nam chỉ là xâm nhập để đánh phá các tổ chức cách mạng dân tộc yêu nước, bởi cộng sản theo đuổi việc nắm độc quyền lãnh đạo các lực lượng đấu tranh nên đã coi các tổ chức này là kẻ địch. Tình huống khốn đốn mà Tưởng Vĩnh kính nhắc tới được khắc họa bằng hai hình ảnh: Hoặc bị sang đoạt đổi tên thành tổ chức công cụ ngoại vi của cộng sản hoặc lâm cảnh bị kích động chia rẽ rồi tàn lụi. 
Mục tiêu và ý hướng đó đã được Tưởng Vĩnh Kính nhắc lại qua những ghi nhận về thái độ của Hồ chí Minh đối với cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930: ‘’Ông Hồ rất vui mừng thấy Việt Nam Quốc Dân Đảng thất bại. 
Điều đó phản ảnh rõ trong ngữ khí của ông ta khi bình luận về cái thu hoạch được của cộng sản Việt Nam như sau: ‘’Từ sau cuộc khởi nghĩa đó, giai cấp tư sản (chỉ Việt Nam Quốc Dân Đảng) đã mất tất cả ảnh hưởng trong cuộc vận động giải phóng dân tộc và giai cấp công nhân cùng quần chúng nông dân lao động được tổ chức lại trong đảng tự do (chỉ cộng sản). Đảng trở thành người lãnh đạo duy nhất của cuộc cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.’’


Đây là thời kỳ hoạt động mà về sau Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam luôn diễn tả sai lạc hoặc xóa bỏ bằng sự khẳng định Mặt Trận Việt Minh được Hồ chí Minh cho ra đời tại Pác Bó. Các tác giả cộng sản Việt Nam sau này, ngoại trừ Hoàng văn Hoan, đều ghi rằng Mặt Trận Việt Minh thành lập vào tháng 5.1941 theo sáng kiến của Hồ chí Minh lúc đó còn mang tên Nguyễn ái Quốc.

Nhưng xét theo lý năm xưa Tâm Tâm Xã là tổ chức của cụ Phan Bội Châu, sau khi cụ Phan bị Hồ chí Minh “gài bẫy” cho Pháp bắt  thì Hồ chí Minh đã thay tên Tâm Tâm Xã thành Thanh Niên CS Đoàn, thì cũng có thể nói Tâm Tâm Xã là tiền thân của Thanh Niên CS Đoàn, không lẻ vì hành động của Hồ và Thanh Niên CS Đoàn, chúng ta lại lôi đầu cụ Phan để chữi hay sao? Hồ chí Minh 1946 đã ký Hiệp Định Sơ Bộ mời Pháp trở về VN với đầy đủ sự nhượng bộ không khác gì thời thực dân trước đó, và dùng Pháp tiêu diệt những Đảng Phái Phi CS, đó cho thấy Hồ chí Minh KHÔNG chống thực dân chỉ chống những ai có khả năng tranh thủ địa vị của Hồ.Hồ thà để VN chịu khổ nhục khốn khó dưới tay thực dân Pháp thêm thời gian nữa (và lâu hơn nếu có thể) chứ không để ai “giải phóng” dân tộc nếu người đó không phải là CS, điều này đã cho thấy Hồ bất nhân và bất tín cũng như bất tín với quốc gia và dân tộc.  

Ngược dòng lịch sử hơn 40 năm trước, thời gian hoạt động của Hồ chí Minh, thời gian bấy giờ cũng không ít người nghi ngờ về lòng “yêu nước” của một thanh niên từng tuyên thệ tuyệt đối trung thành với đảng CS Quốc Tế, cho đến khi Hồ Chí Minh Bán Đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp để thủ tiêu một “đối thủ” ngăn cản sự bành trướng chủ nghĩa CS vào Tâm Tâm Xã nói riêng và tại Việt Nam nói chung, theo Tiến Sĩ Alexander Dean cũng như nhà Chiến Tranh Sử Học R.F Tuner thì cũng đã có một số người cách mạng cũng đã chất vấn về vụ án này, nhưng lại bị một số đồng chí và chiến hữu khuyên bảo đàng nào Hồ Chí Minh cũng đã và đang chống Pháp, kẻ thù của ta là Pháp hãy cứ ủng hộ và đoàn kết yểm trợ nhau chống Pháp trước đừng nên chống nhau v.v và với tư tưởng đóng cửa bảo nhau không đề cập và bình luận hay đặt ngược câu hỏi về đường lối và quan điểm của Đảng Việt Minh cùng Nhà Cách Mạng HCM ,đã theo thời gian trực tiếp cũng như gián tiếp thần thánh hoá vai trò HCM trước dư luận, lừa dối người VN tin vào cái áo Nhà Cách Mạng Chống Pháp cuối cùng là hệ quả khốn nạn của VN hôm nay.  Sòng phẳng mà nhận định, sở dĩ HCM dưới tấm áo Nhà Cách Mạng vì cách mạng bị giam tù, hy sinh cuộc đời v.v, đã lừa gạt được người VN, vì thời gian đó, cái tự do báo chí và ý thức ngôn luận chưa được hoàn toàn phát triễn, nên dân VN đã bị trí thứctuyên truyền và vạch răn giới trong sự Tư Duy Độc Lập ,viết báo, radio theo đơn đặt hàng đánh Pháp NHƯNG không đề cập đến đường lối của Nhà Cách Mạng, sự kiện ít hay nhiều đã dồn tư duy người dân đi đến lầm tin, thánh hoá vai trò một cá nhân Đảng Phái, đặt hết niềm tin và tương lai vào một cá nhân. Không lẻ bây giờ chúng ta vơ đũa cả nắm chửi cả phong trào Việt Minh (nhiều tổ chức liên minh với nhau) và chụp mũ tất cả những người nào mà thời xưa theo Việt Minh chống Pháp đều là VC hết sao? hoặc mù quáng nghe lời phe Trúc Hồ với cái lý luận "Trúc Hồ chống cộng, ai chống Trúc Hồ là VC"cũng kiểu như thời xưa bọn VC đã từng chụp mũ,  ngụy biện và tuyên truyền "Hồ Chí Minh chống Pháp, Việt Minh=Hồ Chí Minh, chỉ có Hồ Chí Minh và đảng CSVN mới có công đuổi thực dân Pháp, ai chống Hồ Chí Minh là việt gian tay sai của Pháp", không lẻ bây giờ chúng ta lại làm như VC thời xưa, lôi đầu ông Ngô Kỷ rồi tiêu diệt những người dám đặt vấn đề vói Trúc Hồ hay sao?  Dĩ nhiên là không, vì chỉ có những kẻ thiếu ý thức mới làm như thế. Nhưng tiếc thay các Diễn Đàn yahoogroups lại không hiểu cái lý lẽ thông thường này.


 1954- chiến thắng Điện Biên Phủ, mà trong khói lửa đầy thịt xương của trận địa đôi bên, ngoài những xác chết ngoại nhân, đều có thân xác của người Việt Nam cùng giòng máu! Đau đớn và tủi nhục chưa hết- Lý tưỏng chính trị và lằn ranh chủ nghĩa đã được nhân danh, chính đáng hóa sự phản bội xưong máu và nguyện vọng dân tộc độc lập tự do. Xương máu của nhân dân kháng chiến chưa khô mà đòn thù chính trị ập đến! Nó ập đến bỉ ổi từ chính đồng bào, đồng chí của nhau, những kẻ bước lên danh vọng quyền lực bằng nước mắt, mồ hôi, xương máu của nhân dân, đã dàn dựng đạo diễn thảm trạng đấu tố đồng bào mình thật trâng tráo! Thảm trạng này không những khiến đất nước suy nhựợc thêm mà còn tàn hủy nền móng văn hóa đạo lý dân tộc: tình cảm, văn hóa cư xử giữa cha mẹ, anh em, vợ chồng, bạn bè làng xóm mới hôm qua còn khắn khít trong tình thần toàn dân kháng chiến… mà hôm nay tất cả vỡ nát trong sớm chiều –Ôi quan điểm chính trị, lập trưòng chính trị, đồng minh, đồng chí, những đốn mạt không dừng lại ở đấy!

Chiến thắng Điện Biên Phủ là của nhân dân Việt Nam, đưọc xây bằng xưong máu của những người con yêu của tổ quốc anh hùng và bất khuất, mà CSVN chỉ ăn hớt công trạng và phản bội đồng bào sau đó mà thôi. Những não trạng chia phe, chia lằn ranh quốc cộng tăm tối xuẩn động, bất nhân đã giúp thêm cho CSVN có chính nghĩa bằng cách chối bỏ chiến công Điện Biên Phủ và coi như “nhưòng hết” công lao xưong máu của những người Việt Nam yêu nưóc cho đảng CSVN trong chiến tích vĩ đại này!  



Chinh sách chia để trị, là một chính sách phân chia lực lượng đối lập hay đối kháng, chia những tiềm năng chống đối ra từng mảnh nhỏ đề dể dàng len lỏi và điều khiển [Pinkerton James P, 2007] CSVN với những bộ Tư Tưởng Văn Hoá, tìm hiểu về tâm lý con người, và biết rằng một khi con người biết ý thức đoàn kết chung trong một cái giá trị tư tưởng nào đó thì cái sức mạnh đó dù là bomb nguyên tử cũng không thể ngăn cản, như cái giá trị độc lập đã đi vào ý thức dân tộc tác động đến sự tham gia và hy sinh của người dân liên tục miên viễn trong thời kỳ chống Pháp, và Hồ chí Minh đã lợi dụng lấy nó để thực thi mộng Cách Mạng Đỏ. Và vì thế đã tạo ra cái Chiến Thắng Điện Biên Phủ, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn chưa đưọc nhìn lại đúng giá trị của nó, để đặt nó vào vị trí của lịch sử, và nhất là trở về vị trí đúng đắn của chiến tích oanh liệt này trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

Trải dài suốt mấy ngàn năm văn hiến, dân tộc Việt đã dạn dày kinh qua nhiều cuộc xâm lăng- gần một nghìn năm nô lệ của ngưòi Trung Hoa, và rồi sau đó lại rơi vào nhũng cuộc tấn công xâm lược qua các triều đại phong kiến của Trung Hoa- Hán Đưòng Tống Nguyên- Minh và nhà Thanh.. Nhưng rồi kết quả, dẫu mất mát, tiêu hao, đau xót, nhân dân Việt Nam đã kiên cường anh dũng đẩy lùi từng đợt xâm lược này bằng những chiến tích lẫm liệt và vĩ đại, đuợc lãnh đạo bởi những anh hùng, anh thư đất Việt: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tôn, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Nguyễn Trãi, và Quang Trung Hoàng Đế, và trên hết vẫn là những hy sinh cao cả vô bờ bến của nhân dân Việt Nam!

Thì chiến thắng Điện Biên Phủ cũng vậy- đây thật sự là chiến thắng dứt điểm chế độ thực dân Pháp dành độc lập của toàn dân, không phải của riêng đảng CSVN! Dù chiến tích này đưọc lãnh đạo bởi ĐCS, nhưng nó đưọc xây dựng bằng tài sản, mồ hôi, xương máu của đại đa số những con dân Việt Nam yêu nưóc không Cộng Sản, những ngưòi như cụ Phan Khôi, nhà văn Quang Dũng, tiểu đoàn Tây Tiến, như gia đình bà cụ Nguyễn Thị Năm, trong đó các con trai của bà từng giữ chức vụ cấp trung đoàn. v.v Sự đóng góp của đảng viên CSVN thực thụ chỉ là thiểu số mà trong đó ý thức tham gia Đảng là do lòng yêu nưóc và nhu cầu yêu nưóc chân chính, chứ ý thức tham gia vì chủ nghĩa cộng sản không có, hoặc nếu có thì cũng loáng thoáng do ngộ nhận mà thôi như Phùng Cung, Phùng Quán, Trần Dần v.v hãy nhìn vào cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống đã nói lên tâm trạng của người đội trưởng Vinh. Tất cả đã làm nổi bật ý nghĩa của cuộc đối thoại giữa nhân vật đảng viên của “đảng Hồ Chí Minh”, chính ủy, cố gắng nhấn mạnh thuyết phục Vinh về vai trò vị trí Bác và Đảng! “Bác và Đảng sẽ trả công và cho nghỉ phép v.v” Nhưng Vinh đã trả lời:

-Vinh : “ Tôi chiến đấu không phải để được mong ân thưởng, mà mục đích của Tôi là được góp phần vào trong công cuộc giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thực dân và bất cứ một chế độ áp bức nào khác…..”
-Đảng Viên Chính Ủy: Nhưng dù sao Bác và Đảng cũng ghi công đồng chí!

-Vinh: Trong lúc này Tôi xin đồng chí hãy tạm gác bỏ mọi vấn đề thuộc về chính trị. Tôi, tôi chỉ có biết chiến đấu cho chính nghĩa quốc gia thế thôi! [Phần 2, Chúng Tôi Muống Sống]
chính vì CSVN biết rõ hơn ai hết điều này nên sau đó đã chính thức áp dụng ngay cái chính sách chia để trị, chia rẽ tư tưởng đoàn kết giá trị chung, bằng cái Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Trí Thức, Văn Nhân Giai Phẩm, để gạn lọc thành phần yêu nước và thành phần CS chuyên chính. (nên vì thế sau này, chiến tranh VN dù quân CS đông cách mấy như vì đã mất đi cái giá trị chung, nên lực lượng CS không thể nào thắng lực lượng Miền Nam chỉ vì cái giá trị chung để đấu tranh đã không còn, và 1968-69 đã chứng minh sự thảm bại của CSVN, để rồi CSVN chỉ có thể vào được Miền NAM vào 30/4/75 vì, sự ký kêt giữa quan thầy và Mỹ, Miền NAM bị trói tay thì “bội đội anh hùng” mới có thể “anh hùng”)

Trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá, cha con giết nhau, vợ chồng đấu nhau, thầy trò phản nhau, mẹ con tố cáo nhau như kẻ thù…là những việc thường xảy ra trong quần chúng. Đó là tác dụng của 'đảng tính' mà nên. Sự kiện này khiến con người từ gia đình ra đến xã hội, đâu đâu cũng dòm ngó nhau bằng con mắt phân biệt, và xoi mói. Sự áp dụng chính sách sơ yếu lý lịch, phân xét theo lý lịch của từng giai cấp, Đảng Viên, Giai tầng Cách Mạng liệt Sĩ, thường dân, phó thường dân, mãi còn tồn tại cho đến hôm nay, và thường được đối xử và áp dụng ngay trong chính học đường, đề thường xuyên nhắc nhở người từ thủa ấu thơ, phân biệt nhau, và dòm ngó nhau. Từ đó khiến con người sợ nhau, ghét nhau phân biệt đối xử, ganh ghét v.v . Khi con người đã bị phân chia như vậy, dĩ nhiên sẽ không tin tưởng nhau để đi đến đấu tranh “vì đó là đúng”, cũng như tác giả Zunes (2006) đã nhận định trong tác phẩm “Divide and Conquer?” trên tờ ngôn luận Guerrilla News Network [Stephen Zunes (2006)], khi sức lực không có con người trở thành mặc cảm bất lực chỉ biết “van xin kẻ cầm quyền”, hay đi vọng ngoại chờ đèn xanh quốc tế, chứ họ không tự tin hay vận động ngay sức mạnh của chính bản thân họ hay người dân. Thậm chí ngay trong tôn giáo, cũng bị phân chia quốc doanh và chân chính, thường trực nhòi nhét những tư tưởng “thành phần cách mạng được Đảng ưu tiên lànhững kẻ thù của giai cấp bình dân đừng tin nó” và ngược lại v.v [Cửu Bình, Bài 6, 2004]. Đối với Đảng Viên con ông cháu cha gia đình cách mạng, thì có những “niềm tin” như..”bọn tàn dư nước ngoài chính là những kẻ sẽ giựt sập công trình cách mạng chúng ta”...ngụ ý nhắc nhở “nếu không đoàn kết cứu Đảng thì những quyền lợi của “chúng ta” sẽ không còn nữa”… Chính sách này trãi qua hơn mấy chục năm nhồi nhét và bưng bít, dần dà đã trở thành quán tính ăn sâu trong tiềm thức, mỗi cá nhân trở thành những điệp viên trong vô thức, lắm khi con người hành xử đối xử tệ bạc với nhau trong vô thức, điển hình sự kiện em Nguyễn thị Bình sống trong địa ngục nhưng hàng xóm vẫn sợ khi nói lên sự thật chống lại “vì đó là sai trái”, mãi cho đến một người đàn bà tên Bình ra giúp thì được gọi là “anh hùng”trong khi hành xử giúp vì điều đó đúng rất bình thường ở xã hội nhân bản.[LMVS, 2007]
Dù ai nói sao, nhưng cái tâm lý xã hội VN, khi vẫn còn nghe những câu nói “cái đám bắc kỳ”...gia đình cách mạng kia,v.v thì sự phân biệt và ghét nhau trong vô thức đã và còn tồn tại cũng như ngày càng được nâng cao, khiến con người phải đối xử với nhau rất bạc bẽo, “ai bị mất nhà kệ ông, tôi chưa bị mất” , gia đình liệt sĩ đeo huy chương khiếu kiện, ít nhiều cũng đã làm dị ứng một số dân cư, “năm xưa chỉ điểm cho cách mạng, đây là quả báo” v.v chứ chưa mấy ai lên tiếng vì đó là đúng, vì thế đa số chúng ta thấy phong trào dân oan vẫn ở số cục bộ, trước sự vô tâm của quần chúng xã hội đi song song với sự báo chí bưng bít. Chứ không mấy ai ý thức hôm nay, “tất cả cá nhân nào sống dưới XHCN đều là nạn nhân của chế độ vì sự lừa gạt của nó”.
Đó cho thấy vần đề ngăn cách phân chia vốn không phải xuất phát từ dân, mà do thế lực chính trị và những chính sách phân biệt trong đối xử, đã và đang tiếp tục tạo chia rẽ, và CSVN không bao giờ muốn có sự đoàn kết dân tộc thực sự, vì khi đoàn kết dân tộc thực sự là người dân sẽ nhận ra giá trị chung, và CSVN chính là kẻ thù của những giá trị đó. Và cũng vì thế những tinh thần những tấm gương không đấu vì tôi là nạn nhân mà đấu tranh “vì đó là đúng” luôn bị độc tài truy lùng và triệt tiêu, vì CS biết rõ cái sức mạnh của ý thức đấu tranh “vì đó là đúng”, khi nó thực sự lan tràn vào trong xã hội.

Vì thế ngày hôm nay, đã đến lúc chúng ta xoá tan những nổi sợ “bóng đêm cách mạng CS”, dân chủ là hãy tin vào dân, tiếp xúc và khơi lại tình nhân bản, trong cái giá trị chung là dân quyền để đi đến sự đấu tranh vì giá trị đó, như Hoa kỳ, tuy rằng vẫn có sự khác biệt về trắng đen, nhưng vì cái phúc lợi chung của giá trị chung, của cái bình đẳng, họ bất đồng nhưng không bất hoà. Họ nhìn nhau bằng tư tưởng và quan điểm cũng như hành xử của nhau, họ giúp nhau một tiếng nói vì đó là điều đúng, lên tiếng trước những cái sai vì bản chất sự việc nó sai, chứ họ không nói hay phê phán chỉ vì “phe ta cho là vậy”.

Vì chính những cái thái độ bầy đàn “phe ta” cái gì cũng đúng, có sai cũng không nói, còn phe kia (quá khứ theo cách mạng) thì hôm nay họ làm cái gì cũng sai hay đó là quả báo, chính là những cái đang ngăn cản chúng ta đi đến cái giá trị chung. CSVN đã dùng sơ yếu lý lịch để phân chia, thì chúng ta đừng dùng cái lý lịch để chẩn đoán sự việc. Mà hãy nhìn sự việc theo đúng giá trị của nó, dù đó là ngay chính sinh hoạt hằng ngày của mình. Vì khi chúng ta biết chấp nhận đúng và sai theo cái giá trị của sự việc, đề ủng hộ và đấu tranh vì đó là đúng. Thì lúc đó chúng ta đã ý thức.

No comments:

Post a Comment