Chủ Tịch Hồ Chí Minh- Tổng Thống Ngô Đình Diệm yêu nước?
Anh Hùng Dân Tộc?
Anh Hùng Dân Tộc?
Tôi vốn dĩ không có thói quen chửi thề, chửi tục tiếng Đan Mạch (ĐM) từ tấm bé, dẫu rằng bạn bè quen biết trong thời niên thiếu đủ hạng ngưòi, du đãng (kho năm Tôn Đản, Cống Bà Xếp v.v), đĩ điếm (khu bàn Cờ) đủ loại , nhưng mà mỗi khi nghe ai nói “bác Hồ là ngưòi yêu nước thương dân, là anh hùng dân tộc”, đặc biệt là “cụ Diệm là ngưòi “không thương dân nhưng yêu nưóc” và cũng là anh hùng dân tôc”, thì tôi lại cứ muốn văng tục với cái lối dùng chữ nghịch hợp (oxymoron) và cưỡng từ đoạt lý hư cấu sự kiện như vậy!!!
Ở trong nước, việc nhận định Hồ Chí Minh là thánh, là thần v.v đã có gia giảm xuống ngựơc chiều theo sự gia tăng hiểu biết của quần chúng gìới trẻ về sự thật “con ngưòi Bác”! Những sự thật được phơi bày không thể chối cãi! Nhưng “bác Hồ” dù sao vẫn cứ là yêu nưóc và là anh hùng dân tộc!!! Một trong những nỗ lực gỡ rối cho nhân vật Hồ Chí Minh công phu nhất và được “kẻ thù chống cộng” hí hửng ôm vào, là nỗ lực của Lữ Phương (Từ Nguyễn Tất Thành đến Hồ Chí Minh, 2002)! Còn ở ngoài đất nưóc Việt Nam, việc nhận định về nhân vật Ngô Đình Diệm lại bắt đầu có chiều hưóng gia tăng, từ tên tay sai độc tài , nay lại đang đưọc tô vẽ để trở thành yêu nưóc, anh hùng dân t ộc! (Ngô Đình Châu, những ngày cuối cùng của đệ nhất Cộng Hoà VN, xuất bản ở Mỹ, 1999” - Nguyễn Hữu Duệ, “Nhớ lại những ngày ỏ bên cạnh tổng thống Ngô Đình Diệm” , xuất bản ở Mỹ, 2003) v.v Nói chung nhiều lắm! .
Khổ thật! cận sử Việt Nam, những nhân chứng sống về hai ông “thần giời” này nó rõ mưòi mươi rồi mà những não trạng hàm ơn tối dạ, định kiến âm mưu chính trị phe phái cứ muốn lấy thúng mà úp con voi! Cứ muốn lừa bịp nhân dân Việt Nam! Mặc dù tôi cũng có trao đổi về “sự ái quốc, ái quần”của hai ông “con giời” này trong tập sách nhỏ “Núi Sông Có Mấy Nẻo Tình.” Nhưng nay cũng xin vì thế hệ trẻ mà rưòm lời một lần nữa về vấn đề này.
Yêu Nưóc- Anh Hùng Dân Tộc.
Yêu nưóc thì ai cũng có thể yêu nưóc, nói yêu nưóc, và thể hiện lòng yêu nưóc của mình nhiều cách, nhiều trưòng hợp. Nhưng trở thành anh hùng dân tộc thì không phải ai cũng trở thành được. Nó đòi hỏi một bưóc thật dài, cũng có thể rất ngắn, nhưng phải thật lớn từ chính bản thân, để trở thành “Anh Hùng” trước, nghĩa làm đưọc nhiều chuyện hơn người bình thường, và ảnh hưởng hành trạng phi thường của ngưòi “anh hùng” phải khởi đi từ lòng đại nghĩa vì dân vì nưóc, có giá trị tích cực và phải thật rộng bao quát ảnh huởng lên cả dân tộc! Như thế mới được gọi là anh hùng Dân Tộc (anh hùng của cả dân tộc, chứ không phải anh hùng của một phe nhóm định kiến chính trị, hay của một thành phần nào đó của dân tộc). Tào Tháo (của Tầu), Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Nhạc (của Ta), là những tay “anh hùng kiệt xuất” của thời đại họ- nhưng chắc chắn không phải là anh hùng dân tộc của Tầu, của Ta! Cho nên một ngưòi yêunưóc, và một ngưòi là anh hùng, và một người trở thành anh hùng dân tộc khác xa nhau lắm! Ông đội Cấn, từng là Việt gian, tay sai thầy đội cho Pháp. Nhưng khi ông gặp được nhà ái quốc Lương Ngọc Quyến lúc ở nhà tù, do đội Cấn cai quản, chỉ cho con đường sáng vì đại nghĩa dân tộc, ông đội Cấn đã vượt một bưóc thật dài để làm chuyện phi thưòng: vất bỏ quyển lợi an nguy bản thân, gia đình vì lòng yêu nưóc, yêu dân tộc, nổi lên đánh lại Pháp- sau 3 tháng cầm cự, thế yếu ông tuẫn tiết-[5][1] Hành trạng “anh hùng” của ông ngắn ngủi nhưng giá trị tích cực lan khắp cả chiều dài, chiều ngang của lịch sử Việt Nam, nhân dân không ai không mến phục (Trừ Hồ ChíMinh và cha con nhà Ngô Đình Diệm.)
Đấy! Chúng ta thấy yêu nước chưa chắc đã là anh hùng dân tộc! Nhưng an h hùng dân tộc thì chắc chắn là đã yêu nưóc trước rồi! Vì vậy, muốn xét một ngưòi anh hùng nào có phải là anh hùng dân tộc hay không, trưóc tiên hãy cứ xét kẻ “anh hùng” đó có yêu nưóc, yêu dân không đã! Nếu đã không yêu nưóc yêu dân thì chẳng thể nào trở thành anh hùng dân tộc được nữa!
Vậy yêu nưóc là gì? Làm sao biết một ngưòi yêu nưóc? Bởi vì ai cũng nói yêu nưóc! Và chúng ta thưòng nghe những tranh luận biện minh rằng : “Tôi yêu nưóc cái cách của tôi! Anh, Chị yêu nước theo cách của anh chị, chớ gì mà cứ phê phán nhau!” Có thật sự lòng yêu nước khó biết đến vậy chăng?
Thật ra muốn biết ai yêu nưóc dễ ợt! Nhưng phải hiểu cái chữ "nước" này nó ở đâu ra trước đã!
Dĩ nhiên, Nước có nghĩa là Đất Nưóc, Quốc Gia, nhỏ thì đi từ trong ý niệm làng nước ra đến ngoài là cái quốc gia có lãnh thổ và chính quyền, nhưng khi nói yêu nưóc, “ái quốc” thì ý niệm Nưóc hay Quốc không ngưng lại ở chỗ này? Cụ Nguyễn Trãi dạy "lật thuyền mới thấy dân như nước"! Dẫu cụ có ý nói “sức tràn của nưóc” nhưng rõ chính "nước" là dân vậy.
Theo lý thuyết cổ đại của Việt Nam ta, xã tắc, hay quốc gia, không chỉ là một thực thể chính trị, nhà nưóc , lãnh thổ, mà nó bao gồm nhân dân, những cái gần cận sát da , sát thịt của “con ngưòi” là cái mái nhà của mỗi ngưòi. Mà khi nói “nhà” thì người Việt ta nói đến mình, nói đến những ngưòi thân yêu của mình sống dưói mái nhà ấy. Chứ không phải cái “nhà” bằng ngói, gạch xây đưọc, phá được hoặc bán được. Cho nên các cụ mình, vợ chồng mới gọi nhau là “mình ơi” và khi đề cập đến vợ hay chồng mình với ai thì nói “nhà tôi”.
Chính vì quan niệm nhân chủ như vậy, coi trọng con ngưòi như vậy mà trong Nho Giáo, Mạnh tử cũng nhấn mạnh “Dân vi quí, xã tác thứ chì quân vi khinh.” Dân quí trọng nhất, sau đó mới đến lãnh thổ, còn nhà nưóc, chế độ chính trị, thì xếp hạng bét! ( Khổ! Nói đến đây cứ muốn văng tục cho cái não trạng cờ vàng cờ đỏ, lằn ranh quốc cộng, chúng nó cứ bo bo coi nhà nưóc chế độ là quan trọng nhất và cứ hàm ơn lải nhải, nào là đã cưu mang, đã bảo bọc, đào tạo v.v và v.v thật là tối dạ, lạc hậu!!!) Mà ngay hiện nay trong quan niệm về dân chủ cũng như thế. Tất cả phải do dân, từ dân, và vì dân! Cho nên mới gọi chính quyền (legitimate authority), còn đã không phải do, từ dân, vì dân thì không chính đáng (illegitimate authority) chỉ là ngụy quyền! Vì thế chữ Nước,(quốc) là tổng hợp ba thành tố, chính quyền, lãnh thổ, nhân dân, mà trong đó nhân dân đứng hàng đầu!
“Cho nên yêu nước tức là phải yêu dân trưóc, yêu nưóc và yêu dân không thể tách rời. Cũng như khi nói tôi yêu mái nhà của tôi tức là tôi yêu những ngưòi cùng sống với tôi trong đó, là vợ chồng con cái, hay cha mẹ anh chị em của tôi. Chứ không phải yêu cái mái nhà lá, nhà ngói, tưòng gạch tưòng vôi v.v cái nhà vật thể có thể bỏ đi, bán đi hoặc cho thuê! Cái giới hạn của ngôn ngữ cụ thể, cũng như cái bao quát của ngôn ngữ trừu tượng, đặc biệt của Việt Nam ở chỗ này. Yêu nước, ái quốc, chữ nước, chữ quốc không còn chỉ mảnh giang sơn, lãnh thổ mà trên hết là người dân. Yêu nước tự nhiên, tự nó đã là yêu dân. Hay phải nói đúng hơn rằng phải yêu dân rồi mới yêu nước được. Như thế, không thể nói yêu nước nhưng không yêu dân được. Nếu không yêu dân mà nói yêu nước thì chỉ là cái yêu quyền, yêu lợi! Nói th ẳng ra là bốc phét!!!
Đất và nước là vật hữu hình, nhưng khi chữ “nước” nằm trong "lòng yêu", nó bao gồm tính trừu tượng tinh thần tổng hợp nhân, thần, và vật: nhân dân, quần chúng đứng hàng đầu. Sau đó mới là thần, thần nhân, thần vật, thần khí, ta gọi là hồn thiêng sông núi, sau cuối mới đến cơ chế chính quyền nhà cửa đất đai, vườn tược của mình. Nó mang theo những hành động cụ thể bắt buộc, vì "lòng yêu nước" không chỉ nói, phát ra từ phổi, mà bằng quả tim, khối óc. Có người nào yêu nước mà không bất bình khi thấy đồng bào mình bị ngoại nhân hành hạ khinh bỉ, đọa đầy. Có ai yêu nước lại có thể dửng dưng trước thảm cảnh khốn cùng của đồng bào mình? Trong Bình Ngô Đại Cáo, cụ Nguyễn Trãi đã diễn tả những cảnh khốn cùng của nhân dân từ lòng bất bình của một người yêu nước. Yêu nước tự nó đã có yêu dân, như dân chủ tự nó đã là đa đảng. Không thể nói yêu nước mà không yêu dân, cũng như không thể nói dân chủ mà độc đảng vậy. Cho nên hễ độc đảng tức là phi dân chủ, không tự do. Và hễ không yêu dân, ức hiếp dân, khinh dân, để dân đói khổ, lạc hậu tức là không yêu nước.”[6][2] Có ai đánh vợ mắng con, bỏ bê vợ con, ngoại tình, mèo mả gà đồng, hoặc bán vợ đợ con rồi mở miệng nói tôi yêu quí gia đình vợ chồng con cái tôi tôi không? Đấy chữ Gia trong Quốc Gia là Gia đình, là những ngưòi cùng với mình sống dưói cái mái nhà đó! Tức là “Con Người”. Không hiểu đưọc lý lẽ cơ bản này thì chui đầu vào nhà xí mà chết đi. Sống chật đất làm phí giờ ngưòi khác!!!
Hiểu những ý niệm cơ bản về Quốc Gia như vậy ta mới thấy rất là dễ dàng nhận định một ngưòi có yêu nưóc hay không! Cứ xét xem có yêu dân hay không? Một cá nhân Việt Nam bình thưòng không thể nói yêu nước Việt Nam, khi ôm thằng tây, con đầm mũi lõ mắt xanh thì cưòi toe toét, mà nhìn đồng bào của mình thì khinh khỉnh, soi mói, nghi ngờ! Tên tuổi Việt Nam mặc cảm không dám giữ, ngôn ngữ mẹ đẻ không biết! Ai chê Việt Nam thì hô hố cưòi theo, nói theo. Ai nói động đến nưóc Mỹ, nưóc Pháp, nưóc Úc, nước Đức, nước Nga, nước Tầu, thì xám mặt hung hăng giở trò bất nhân! Mà xét đến lãnh đạo và một chế độ có yêu dân hay không thì lại càng dễ hơn nữa!
Không thể nói yêu nước khi sẵn sàng dâng đất cho người ngoại bang và càng không thể nói yêu nước khi sẵn sàng đưa đàn bà con gái cho ngoại bang làm quà hay cùng vui chơi hưởng lạc với đồng minh, đồng chí trên thân xác nhân dân mình. Như cả hai chế độ Nam Bắc đều đã phạm. Đặc biệt anh em Diệm đã đưa cả "đoàn phụ nữ liên đới" của vợ Nhu đem làm quà cho khách ngoại quốc! Càng không thể đem xuất khẩu đồng bào mình để lấy vàng lấy ngoại tệ, như đám đầu lãnh CSVN đã tổ chức “vượt biên” hợp pháp! Rồi bây giờ xuất khẩu lao động kiểu đem con bỏ chợ!
Cũng không thể nói yêu nước khi thẳng tay cắt cổ, hành hạ đồng bào mình, đem đồng bào mình, những người nuôi nấng mình giúp đỡ mình ra đấu tố- Xúi dục tuổi trẻ chửi cha mắng mẹ chà đạp đạo lý Việt Nam; hoặc cùng ngoại nhân hay để mặc ngoại nhân hành hạ bắn giết đồng bào mình, bỏ bom đồng bào mình rồi vỗ tay ăn mừng chiến công chiến thắng. Yêu nước thì không thể đàn áp nhân dân vì niềm tin tôn giáo của họ được. Yêu nước thì không thể gian trá coi thường niềm tin linh thiêng của dân tộc, bất chấp ngày Tết, gây chiến tranh biến đêm giao thừa linh thiêng văn hiến thành ngày giỗ tang của hàng ngàn đồng bào mình như Mậu Thân được. Yêu nước lại không thể bắt bớ nhân sĩ khi người ta lên tiếng nói phê bình bất bạo động được. Yêu nước thì lại càng không thể ngoảnh mặt nhìn lính chiến ngoại nhân giết hại đồng bào của mình, rồi làm ngơ bưng bít, như Mỹ Lai được. Yêu nước lại càng không thể chấp nhận bom B52 cày nát nhà cửa của đồng bào mình, xác thân con em mình rồi vui mừng chiến thắng hay uất ức khi nó ngưng oanh tạc vì đã đủ nhu cầu chiến thuật của nó. Những cái "yêu nước" bệnh hoạn ấy nhân dân bẩn tai không muốn nghe, dơ mắt không muốn nhìn. Đấy có ai còn muốn hô hào “cụ Diệm” hay “bác Hồ” yêu nưóc nữa không? Có cần chứng minh nữa không? Cái lũ đầu tôm vong bản, tay sai tôi tớ ngoại bang này thì chắc vẫn chưa chịu nhìn nhận lãnh đạo của họ, chế độ của họ là tay sai bán nước đâu!!! Này muốn bàn rõ bằng cớ thì đây!
Bây giờ xét ông “giời con” Ngô Đình Diệm trước! Xem ông này có yêu dân hay không?
Ngô Đình Diệm.
Ai thích nghe những lòi tán tụng, thương nhớ ông “giời”, hoan hô VNCH, xin cứ tìm đọc những sách như của Phạm Văn Lưu (Biến Cố Chính Trị Việt Nam Hiện Đại Ngô Đình Diệm Bang Giao Việt Mỹ), Minh Võ (Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê), Nhóm Nghiên Cứu Sử Việt Cận và Hiện Đại –Santa-Clara, Cali, Mỹ (Việt Nam, cuộc chiến tranh Quốc Gia và Cộng Sản), Ngưyễn Văn Chức (Chính Sử) v.v Hoặc những tên tuổi khác như Phan Phát Huồn, Vũ Đình Hoạt, Vĩnh Phúc v.v hoặc kể cả tên bất lương, vô sỉ Tú Gàn Lữ Giang (Vô sỉ bất lương, nhưng có cờ vàng, lằn ranh mà! Cho nên vẫn có uy tín với một số người!!!)
Ai không thích “cụ Ngô” thích tìm “sự xấu” thì cũng xin tìm đọc những sách như của Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu, Nguyễn Mạnh Quang, Hương Bình Lê Hữu Đản, Cửu Long Lê Trọng Văn, Trần Văn Kha, và của ngay ông tu sĩ Cao Văn Luận, và nhất là những bài vở của nhóm Giao Điểm (Mấy ông thần giời này có nhiều sử chứng rất chính xác, nhưng bị cái bệnh tấn công tín ngưỡng người, ca ngợi tín ngưỡng mình, thành ra giảm giá trị và làm xấu hổ cả Thích Ca!!! Bởi vì ai đọc kinh Phật cũng biết trong kinh Kim Cương, Phật đã giải thích và cảnh cáo mọi người qua sự giải đáp với Văn Thù Bồ Tát rằng phải coi chừng loại ma vương Ba Tuần, nó hiện thân qua sáu ngả khác nhau, mà ngả thứ ba (3) và thứ sáu (6) là thưòng thấy trong giói chữ nghĩa khoa bảng!!! ( Ai không biết sáu loại này, xin tìm kinh Kim Cương mà đọc!!!)
Ở đây, tôi xin bỏ qua những liên hệ về cá nhân và xuất thân của ông Diệm như việc bố ông là Ngô Đình Khả leo lên địa vị nhờ làm thông ngôn cho Pháp và phục vụ thực dân cùng Nguyễn Thân đào mả cụ Phan Đình Phùng. Tôi cũng không bàn đến việc ông nhờ “ấm cha và ấm cha đỡ đầu là Nguyễn Hữu Bài” cũng như chính bản thân ông hết lòng tận tụy với Pháp trong buổi ban đầu tảo trừ, tra tấn phiến loạn “kháng chiến và cộng sản” để leo lên bậc thang “thượng thư” trước khi ngả theo Mỹ, hoặc chuyện đòi tư của ông bỏ bê và định thủ tiêu cả vợ con mà ông Hương Bình Lê Hữu Đản hay nhắc đến, hoặc vụ “tham lam” cái nghiên Tức Mặc Hầu mà cụ Vương Hồng Sển cũng nhắc đến. Tôi chỉ xét việc thương dân, yêu nước trong chín (9) năm cầm quyền.
Để sòng phẳng, phải nói, đối với những người di cư, đặc biệt là những người công giáo trong dịp theo “Đức Mẹ vào Nam”, họ nhớ ơn ông đã ra tay “tế độ”, cũng là việc đúng và thưòng tình! Nhưng cũng phải nói thêm chẳng phải vì ông thương dân lành lầm than bị Hồ Chí Minh đàn áp, mà ông và thế lực ngoại bang muốn lập cơ sở hậu thuẫn và củng cố quyền lực trước viễn ảnh có thể phải đối đầu với cuộc tổng tuyển cử năm 1956. Hơn nữa người trong Nam không hoàn toàn ủng hộ ông “vua dân chủ” của Lăng Đèo mỹ này. Như vậy với ông hậu thuẫn mạnh nhất vẫn là lực lưọng công giáo. Và vì thế ông đặc biệt “thương dân xóm đạo” rồi khinh thưòng nghi kỵ người Lương mà ngay linh mục Cao Văn Luận (Bên Giòng Lịch Sử) cũng không thể đồng ý- vì nó quá chướng và làm hại quốc gia. Ai đã đọc Đặng Chí Bình (Thép Đen) ắt sẽ thấy lòng tin và quyền lực của các linh mục xóm đạo đến mức nào trong thời ông Ngô Đình Diệm. Do đó những mâu thuẫn trong xã hội và sự việc đàn áp phật giáo xảy ra một phần lớn là từ sự “yêu dân” này. Ông bất chấp sụ kiện rằng 80% dân số Việt nam là phật tử, hiểu theo nghĩa thoáng, ông đã chỉ vì quyền lực và lòng tư riêng với niềm tin tôn giáo của mình và gia đình gây nên cảnh nồi da xáo thịt ngay trong nửa phần đất còn lại, mà lẽ ra, nếu thật sự vì đại nghĩa dân tộc, và có tài chính trị, ông đã phải cân bằng và hóa giải trong nỗ lực thật sự thực thi nền dân chủ để đối đầu với lực độc tài đảng trị tại miền Bắc. Ông không những thiên vị, coi thưòng, nghi kỵ người không công giáo mà còn vì quyền lực của mình và gia đình để anh em thao túng (Ngô Đình Thục, Vợ chồng Nhu, Cẩn) mà còn đàn áp bắt bớ thủ tiêu đối lập như Phan Khắc Sửu, Phan Quang Đán, Hồ Hữu Tưòng, Nguyễn Tường Tam v.v khiến cho sự đoàn kết quốc gia và nền tảng dân chủ không nẩy nở được, nhân tài không tham gia chính sự đuợc đúng mức.
Cơ hội tốt đẹp để có một nền dân chủ thật sự, tổng hợp đưọc sức lực miền Nam còn lại để chống với miền Bắc và giải phóng miền Bắc, sau những nỗ lực phá hoại của Pháp trước khi ra đi, đã bị não trạng quân quyền phong kiến của ông và gia đình ông bóp chết. Khi người Mỹ không thể dùng ông đưọc nữa vì những mâu thuẫn do chính não trạng và hành xử phong kiến của ông với những người chung quanh, Ông đã không nỗ lực vì quyền lợi quốc gia để hòa giải và thực thi dân chủ, quay qua quay lại, ông không còn hậu thuẫn, ngay cả một số người công giáo cũng không ủng hộ ông nữa, ông cũng không nghĩ đến giải pháp dân chủ là bầu cử lại để dân miền Nam thể hiện quyền dân chủ xét đoán việc làm của ông, và chọn chính quyền mới, ông lại quay ra thỏa hiệp với Hồ Chí Minh, một học trò tinh túy của chủ nghĩa đệ tam (ông Phan Nhật Nam nhận xét điều này rất chi tiết chuẩn xác (1973), lúc nào cũng sẵn sàng bán đứng nhân dân và đất nước. Theo thiển ý của tôi, là ông biết thừa Hồ Chí Minh là ai rồi, vì hai người có gặp nhau, đối đáp khi ông bị Hồ Chí Minh bắt rồi sau đó thả! Ông chỉ lầm mầu , làm mình làm mẩy với Mỹ, với những người yêu nước khác, ra cái điều không theo tôi, ủng hộ tôi, tôi chơi với VC cho mà xem!!! Chứ không phải vì nền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền của đất nước, không muốn làm tay sai Mỹ, hay tránh cho nhân dân cảnh chinh chiến tương tàn! Vì nếu thật như vậy và được như vậy, thì quả nhiên Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh quả thật là thương dân yêu nước, có tự trọng dân tộc, và thật sự là anh hùng dân tộc vĩ đại!!!
Nhưng cay đắng lắm đồng bào ơi! Ông Diệm (và HCMinh) chỉ nghĩ đến mình, đảng của mình, coi thường và không trọng ý kiến, nguyện vọng người dân! Tự coi mình là chủ của quốc gia, mà quốc gia chỉ là tài sản của riêng mình, gia đình mình, đảng mình theo kiểu phong kiến. Hậu quả không thể tránh đưọc là cuộc đảo chính thoán quyền do Mỹ cầm đầu, và miền Nam lại rơi vào tình trạng ngụy quyền quân phiệt làm tay sai cho Mỹ đến khi CSVN mạnh hơn, thống nhất đất nước vào năm 1975.
Như vậy ông yêu nước ở chỗ nào? Ông làm sao yêu nước được khi lòng yêu dân không có? Ông Trần Trung Dung có kể lại câu chuyện ông đi kinh lý, bắt các học sinh làm dàn chào chờ đợi ông trong nắng nôi ,có nhiều em đã ngất xỉu. Thế mà khi ông Trần Trung Dung “rụt rè, khúm núm” báo cho ông biết để “tha” cho các em nhỏ, ông đã ngắn gọn trả lời ý là làm tổng thống cũng như làm vua thôi! Dân phải phục dịch có chết cũng đã sao? Đấy, một con người mà khệnh khạng như ông vua như vậy, coi thưòng các định chế dân chủ, xem mạng người dân trẻ thơ không ra gì như vậy, mà bảo rằng có dân chủ, có yêu nước, có thương dân thì quả thật chữ nghĩa tăm tối hay cái óc phe phái hàm ơn nó đồi bại đến cùng cực???!!! Tôi xin tạm ngừng ở đây để quí độc giả yêu ghét thẩm định, để xin bàn qua “bác Hồ” yêu nước, thương dân, anh hùng dân tộc!
Hồ Chí Minh.
Cũng sòng phẳng như bàn về ông Diệm, tôi không bàn về việc riêng xuất xứ của ông Hồ như Trần Quốc Vưọng và nhiều người đã bàn, chẳng hạn như việc ông “ôm cháu gái” Nông Thị Xuân, ăn ở đã có con, rồi vì “phương diện quốc gia”, để cho thuốc cấp cưỡng hiếp đập đầu giết chết một cách tàn bạo, nghiệt ác; đến cả con ruột (Nguyễn Tất Trung, con của bà Nông thị Xuân và Ông) cũng không nhận nuôi phải lưu lạc! Hay nghi án bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp, hoặc việc tự viết sách khen mình với cái tên Trần Dân Tiên v.v Tôi chỉ bàn đến hành trạng có liên quan trực tiếp đến việc điều hành trị nước cai dân của ông.
Khởi đầu phải nới đến cái “anh nho nhỏ hốc hác” yêu nước, len lỏi xấn vào buổi hội nghị Vẹc Xây 1919 để đưa kiến nghị..
1- Thả tự do tất các tội phạm chính trị bản xứ;
2- Thay đổi hệ thống công lý để bảo đảm quyền tư pháp ngang bằng cho người Viẹt Nam như người Âu Châu, và sự đàn áp của các Tòa án mà thật ra chỉ là công cụ khủng bố và áp búc chống lại nhân dân Việt Nam lương thiện;
3- Đưọc Tự Do Báo Chí và Tự Do Phát Biểu Ý Kiến;
4- Được Tự Do Hội Họp và Lập Hội;
5- Tự Do Vãng Lai, Cư Trú, và Du Lịch;
6- Tự Do giáo dục học hỏi, phát triển kỹ nghệ, thương mại, nghề nghiệp;
7- Thay thế chế độ cai trị bằng sắc lệnh bằng chế độ pháp trị;
8- Được (Tự Do)Tuyển cử đại biểu thưòng trực của nhân dân Viêt Nam ở Quốc Hội Pháp để có tiếng nói đại diện và bảo vệ quyền lợi của người Việt Nam.
….. Thay mặt nhóm người Việt Yêu Nước.
Ký Tên Nguyễn Ái Quấc (Không phải Quốc!)[7][1][1]
Cứ xét cho công bằng theo tình thần kiến nghị thì quả thật “anh chàng” này yêu nước, yêu dân!!! Đòi hỏi chính đáng cho đồng bào anh ngay trên “đất địch”, đất tương đối có tự do phát biểu- Thế nhưng….26 năm sau, khi anh trở thành “Bác” ở tuổi ngoài 50, nắm quyền, có cơ hội đại đoàn kết toàn dân Việt nam chống Pháp, Ông đã trở thành tay sai ngoại bang, giết hại đồng bào chiến hữu để độc quyền áp đặt chủ nghĩa cộng sản. Cái cơ hội tốt đẹp đại đoàn kết toàn dân, ông đứng đầu và chính ông phá vỡ. Cũng như ông Diệm ép người ta theo mình, đứng dưói cờ, dưói trưóng của mình không đưọc đâm thù vặt giết hại thủ tiêu! Ngay tại thời điểm này ông không coi tiền đồ độc lập tự do dân chủ là chủ đích, sinh mạng nhân dân là quan trọng, mà chỉ là làm sao nắm quyền để thực hiện chủ nghĩa cộng sản, mà chính miệng ông nói ra rằng ông chẳng có tư tưỏng gì, những cái hay đẹp chân lý, LêNin và Mao đã có sẵn cho ông!:
"Có đồng chí còn nói: hay là ta viết tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh có phải hay không! Câu nói của tôi, làm cho mắt ông già (HCM) rạng lên theo lời đáp cấp kỳ:
-Không, tôi không có tư tưởng ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin. Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Như tôi thường nói: lạt mềm buộc chặt đó là phương pháp cột cái gì đó của tôi.(Ông cột không được "cái gì đó", nên mới gieo hoạ cho Nông Thị Xuân. Người viết , NK chú thích). Mà cho đến phương pháp như vậy thì cũng có sự chỉ biểu của phương pháp biện chứng. Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ về thế giới và về xã hội con người, thì tôi chỉ là học trò của Mác, Ang-ghen, Lênin, chớ làm gì tôi có tư tưởng ngoài triết học Mác.
(Vấn đề này đang có tính thời sự. May sao đồng chí Việt kiều Thái Lan, Lê Quang Lơ hãy còn đó mà làm chứng cho tôi). (Chú thích của Ông bảy Trấn).... (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc Hội, Chưong -Gặp Bác Hồ).
Khi lên tột đỉnh quyền uy, ông vẽ ra lằn ranh vô sản, theo lời cố vấn của Tầu, đem đồng bào nhân dân ra đấu tố, đấu tranh giai cấp, tàn sát kể cả những người từng theo ông, giúp ông, nuôi nấng che chở đám cách mạng của ông, chỉ vì người ta yêu nước, yêu độc lập dân chủ và tự do. Cái khốn nạn hơn là Ông đã hợp pháp hoá hành động bạo ngưọc tàn hại văn hóa đạo lý Việt Nam khi cổ võ cho những đưá con, cháu, vuốt ngược tóc chửi mắng tố cáo anh chị, cha mẹ, ông bà của mình! Thật là một thảm họa đẫm máu chưa từng thấy của cả dân tộc Việt Nam trong suốt hơn 4 ngàn năm hiện hữu!
Đã thế ông nuốt luôn cái tám điểm (8) ông nhân danh dân tộc Việt Nam đòi hởi từ tay thực dân Pháp. Ông tự biến Ông thành một vị vua, cha già dân tộc, đảng CSVN của ông, thành một hoàng tộc phong kiến, tập quyền! Cứ nghe sự hiểu biết và lý giải của ông về dânchủ với trai trẻ thanh niên thời bấy giờ do ông Bẩy Trấn thuật lại thì rõ ràng hết cách bào chữa:
"Bác không đi vào những vấn đề nêu trên bích báo. Sa chân vào đó thì ra sao được. Nhưng cũng không khỏi nói tới bích báo hỏi Dân chủ tập trung là gì?.
Có lẽ là vì bích báo hỏi nên Bác trả lời với lời văn bích báo:
-Như các cô, các chú có đồ đạc, tài sản gì đó ,thì các chú các cô là chủ, đó là dân chủ. Các chú các cô không biết giữ, tôi giữ dùm cho. Tôi tập trung bỏ vào rương. Tôi khóa lại và bỏ chìa khóa vào túi tôi đây. Đó là tập trung!
Trong hội trường phía học viên, lặng trang. Phía công nhân viên, cười ì xèo. Bác ra về. Tôi lốc thốc theo đưa. Bác hỏi:
-Tôi nói như vậy có được không?
-Dạ thưa, Bác nói thì thôi!
Tất nhiên là bích báo cứ vô tình tường thuật. Tôi xin không kể lại. Vì là: Bác đã nói thì thôi!.
(Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc Hội, Chưong -Gặp Bác Hồ).
Cá nhân ông Hồ, ông tiến hành việc chống Pháp như là một bổn phận, một bưóc đầu của lý tưỏng vô sản quốc tế theo bài bản ba giòng thác cách mạng, mà giòng thác “giải phóng dân tộc” chỉ là chặng đường đầu tiên theo biểu quyết của khuynh hưóng đệ tam quốc tế. Chính ông Hồ đã xác nhận điều này và đã đưọc “lịch sử Đảng” ghi nhận “ .. Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ..”[8][2]
Ngoài những việc rõ ràng này ra, những hành xử bán nước như ký với Trung Cộng vào năm 1957, và cuộc tấn công gây máu đổ cho dân tộc vào đêm giao thừa linh thiêng văn hiến tết Mậu thân, tôi không kể ở đây.. Vì có phần thao túng lớn của Lê Duẫn, Lê Đức Thọ. Nhưng với cương vị chủ tịch Đảng, người uy tín nhất nước “Bắc” thì “Bác” không thể nói là vô can.
Kết luân lại, khi nói về hai ông “thần gìời” này, khó có thể chối bỏ đưọc là họ kiệt xuất trong thủ đoạn chính trị, bản lãnh lì lợm, đáng là anh hùng, vì hai ông hơn hẳn thiên hạ và những người đồng thời. Cũng như Nguyễn Nhạc và Nguyễn Hữu Chỉnh vậy. Nhưng bảo là yêu nước thương dân, vì đại nghĩa dân tộc, tạo công đức cho dân tộc, và là anh hùng dân tộc thì rõ là hàm hồ lạm dụng chữ nghĩa, cưỡng lý đoạt từ!
Yêu nước nhưng không yêu dân chỉ là ngụy biện, cái yêu đất nước ấy là yêu vật, vô lương, bất nhân. Coi đất nước là một sở hữu, để tranh giành, cái yêu ấy nó giống như yêu tiền của những tên tư bản trọc phú, những tên mị dân độc tài yêu quyền lực. Như những đấng "anh hùng" yêu giang sơn trong cuộc "đuổi hươu", tranh giành quyền lực như Trịnh Nguyễn. Thế thôi. Cái lối chơi chữ "nghịch hợp" Tây Phương không nằm được trong ngôn ngữ tinh thần súc tích của tiếng Việt được. Ai cũng có thể nói yêu nước, nhưng muốn biết cứ nhìn vào đời sống nhân dân, sự phát triển của đất nước thì rõ không cần tranh cãi. Hiện trạng Việt Nam từ nửa thế kỷ nay cho đến bây giờ không chứng nhận bất cứ bọn cầm quyền nào là yêu nước cả.
Cái lý luận yêu nước không cần yêu dân nó có tự lúc nào vậy? Một kẻ bắt dân yêu mình, một đứa bịp dân, bắt dân yêu mình! Đều được ca ngợi yêu nước, anh hùng dân tộ c. chữ nghĩa nó tối tăm, khốn nạn hay đầu óc những kẻ cầm bút nhơ bẩn, nô lệ!
Đưọc như Đức Quang Trung hay như cụ Phan Đình Phùng khi phải đối diện với sự chọn lựa giữa quyền lợi bản thân, êm ấm gia đình, và đại nghĩa đất nước dân tộc, khi kẻ thù và tay sai Việt Gian đào mả giòng họ cha mẹ để buộc cụ đầu hàng, cụ đã cương quyết trả lời:
"Ta chỉ có một ngôi mả rất to phải giữ, đó là nước Việt Nam, người bà con rất to phải cứu, đó là mấy mươi triệu đồng bào. Về sửa sang phần mộ của mình, ai sẽ lo ngôi mộ cả nước? Về để cứu lấy bà con, ai sẽ lo cho bao nhiêu triệu người anh em khác? Ta thề chỉ có một cái chết mà thôi." (Phan Đình Phùng.)
Ai dám đặt câu hỏi, hay chối bỏ cụ Phan Đình Phùng yêu nước thưong dân, vì đại nghĩa dân tộc; và ai dám không chấp nhận cụ là Anh hùng dân tộc của giòng Lạc Hồng bất khuất này? ( Có lẽ có Nguyễn Gia Kiểng chăng???)
[5][1] Lương Ngọc Quyến, còn có tên là Lương Lập Nham. Người làng Nhị Khê, (Hà Đông). Lương Ngọc Quyến là con của nhà chí sĩ Lương Văn Can, người đã xướng ra phong trào Tân Học (cuối 1906).
Lương Ngọc Quyến cầm đầu cuộc nổi dậy ở Thái Nguyên năm 1917 để chống thực dân Pháp. Năm 1917, Lương Ngọc Quyến đã bị Pháp nhờ nhà cầm quyền Anh bắt ở Hương Cảng, đem về giam tại ngục Thái Nguyên. Nơi đây ông bị bọn tay sai của Pháp tra khảo hết sức tàn tệ. Nhưng gương hy sinh và lòng chân thành vì dân tộc đất nước của ông đã cảm hóa được một số lính Việt tay sai cho Pháp, trong đó có một viên đội ở tỉnh này là Trịnh Văn Cấn.
Đêm 30 rạng ngày 31 tháng 8 năm 1917, gồm tất cả hơn 300 người lính do Trịnh Văn Cấn cầm đầu và Lương Ngọc Quyến nổi lên đánh Pháp. Lúc đầu nghĩa quân tuy được một vài thắng lợi và làm chủ được tình thế như cướp kho súng, hạ sát viên Giám Binh, chiếm hết các công sở, phá nhà lao thả hết tù nhân và tấn công vào đồn lính Lê Dương. Nhưng sau khi viện binh của Pháp từ Hà Nội kéo vào quá đông, sau 7 ngày giao chiến, nghĩa quân bị đánh dồn về Tam Đảo. Lương Ngọc Quyến vì bị thương, sợ chậm bước thoát của các nghĩa quân nên ông tự vẫn trước khi rút quân khỏi Thái Nguyên. Quân Pháp truy nã gắt gao. Đội Cấn biết thế giữ không nổi, liền cho nghĩa quân mở đường máu, chọc thủng vòng vây sang Vĩnh Yên và Phúc Yên. Nơi đây nghĩa quân của Đội Cấn chống giữ được 3 tháng. Quân Pháp tấn công mãnh liệt khắp nơi. Đội Cấn hiên ngang chiến đấu đến phút cuối cùng và để giữ tròn danh dự của một vị chỉ huy, ông đã dùng súng tự tử.
[6][2] Nguyên Khả, Núi sông có mấy nẻo tình” 2000.
No comments:
Post a Comment