Wednesday, July 16, 2014

CÂU HỎI CẦN TRẢ LỜI

[Country flag of Vietnam]CÂU HỎI CẦN TRẢ LỜI: "Đất nước ta Vĩ Đại, Văn Hóa ta Sáng Ngời, Tài Nguyên Dồi Dào, Dân Tộc Ta Anh Hùng, Giống Nòi taThông Minh Cần Cù Hiếu Học, Lãnh Đạo Ta Tài Trí (Kể cả bọn Ngụy lẫn Phỉ), Đảng Nhà Nước Ta   Đúng Đắn Anh Minh Sáng Suốt"  Vậy KẾT QUẢ của những điều tốt đẹp ấy nằm ở đâu?  Tại sao ngừoi Việt Nam (giống như ngừoi Trung Quốc) khi có dủ  điều kiện (TIỀN và KHOA BẢNG) thường lại  từ bỏ "tổ cò vĩ đại" để di dân đến các đất nước khác?

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, dù chúng ta có bàn luận qui kết nguyên nhân và hệ quả thế nào đi nữa, dù có “toàn cầu hóa” đến mức nào đi nữa, yếu tố tự thân của xã hội đó, đất nước đó, quần chứng đó, vẫn luôn nắm giữ vai trò chủ động và trách nhiệm trong tiến tình kinh tế của chính mình.
Cho nên, đứng từ vị trí Việt Nam, dù muốn hay không, cũng phải nhìn lại và phải nhìn tử TRONG NHÌN RA, so sánh, để tìm xem NGUYÊN NHÂN của PHÁT TRIỂN hay TRÌ TRỆ nó nằm ở yếu tố nào.
Dựa theo con số thống kê mới nhất có được của năm 2010 (CIA World Book) chúng ta so sánh và phân tích hiện trạng kinh tế Viêt Nam cùng với các nước quan trọng láng giềng  kể từ khi Viêt Nam có cái gọi là “mở cửa”.
Để được đơn giản, rộng rãi và rõ rệt, ta lấy thời điểm từ năm 1990 (thay vì chính thức là năm 1985)  là khởi điểm cho Việt Nam trong tiến trình kinh tế tư bản toàn diện hội nhập với thế giới.   Sau 20 năm kết quả:
·         Ghi chú: Tôi dùng số liệu tính theo giá trị Mỹ Kim theo tỉ giá hối đoái chính thức  (nominal- official exchange rate) , chứ không dùng mãi lực tương đương (PPP) – Đơn giản vì mục tiêu chính là SO SÁNH và ĐO LƯỜNG NỘI LỰC KINH TẾ- trong nền kinh tế mà Mỹ Kim là bản vị chính trong trao đổi hàng hóa xuất nhập- và ngay cả trao đổi nội địa ở mức độ quan trọng then chốt.
Dân Số
Diện Tích
Phát Triển
GDP
Thu Nhập
Xuất Cảng
Nhập Cảng
Chênh Lệch
Đô Thị Hóa
Tỉ Mỹ Kim
Đầu Người
Tỉ Mỹ Kim
tỉ mỹ kim
Xuật Nhập
Nam Hàn
 48,754,657
 99,720 km2
83%
 $1,007.00
 $20,654
 $464.30
 $422.40
 $   41.90
Singapore
 4,740,737
 697  Km2
100%
 $222.70
 $46,976
 $358.40
 $310.40
 $   48.00
Taiwan
 23,071,779
 35,980 km2
75%
 $430.60
 $18,663
 $273.80
 $247.30
 $   26.50
Malyasia
 28,728,607
 329,847 km2
72%
 $238.00
 $8,284
 $197.00
 $152.60
 $   44.40
Indonesia
 245,613,043
 1,904,569 km2
44%
 $706.70
 $2,877
 $158.10
 $127.40
 $   30.70
Thailan
 66,720,153
 513,120 km2
34%
 $318.90
 $4,780
 $193.50
 $161.30
 $   32.20
VietNam
 90,549,390
 331,210 km2
30%
 $103.60
 $1,144
 $72.27
 $79.95
-$     7.68

Nhật Bản
126,475,664
377,915 km2
67%
$5,459.00
 $       43,162.45
$730.10
$639.10
 $   91.00
LƯỢNG điều kiện khách quan sẵn có:
Thứ nhất xét về  mặt LƯỢNG-   dân  số,  diện tích lãnh thổ, và tài nguyên của Việt Nam, với vị trí và điều kiện căn bản, Việt Nam không THIẾU và KHÔNG THUA KÉM các quốc gia khác. Những điều kiện khách quan để phát triển kinh tế của VIỆT NAM ở mức ĐỦ nếu chưa muốn nói là DƯ THỪA để làm nền tảng phát triển nếu đem so sánh với tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Viêt Nam, dân số lảnh thổ và tài nguyên, đúng ở mức từ trung bình trở lên.
PHẨM: Thành Quả và Kết Quả
Thế nhưng tại sao HIỆN TRẠNG KINH TẾ và PHÁT TRIỂN XÃ HỘI vẫn ở mức thấp dưới trung bình dù đã hơn 20 năm ứng dụng đường lối “tư bản thị trường” trong môi trường thuận tiên nhất của thế giới và của khu vực sau CHIẾN TRANH LẠNH- được sự ủng hộ gần như không giới hạn của Mỹ và phương Tây-  và  trong điều kiện tốt đẹp nhất của nhân loại vói những tiến bộ khoa học kỹ thuật về mọi lãnh vực - nhất là điện toán thông tin có sẵn - từ sản phẩm đến kiến thức, và  đã phổ thông đại chúng và dễ dàng học hỏi - những điều kiện mà ỏ những thập niên trước chưa quốc gia nào có kể cả Mỹ?
Hãy xét một đất nước lân bang của Viêt Nam, từng lạc hậu  như Việt Nam, điều kiện địa lý và khách quan thấp và  kém hơn Việt Nam, với những khó khăn tranh chấp nội chiến chính trị (phong trào Mã Cộng- Hồi giáo) và chủng tộc (Mã Hoa) nhưng  từ năm 1983- đến năm 2003, cũng 20 năm- từ khi khỏi sự chính sách của UMNO do Mahathir lãnh đạo- Mã Lai đã vượt Viêt Nam khá xa. Yếu tố nào quyết định  sự CÁCH BIỆT này ?
Chúng ta cần nhớ là 20 năm của Mã Lai(1983-2003)  hay của cả Nam Hàn (1965-1985)  không được hòa bình uu đãi và sự sẵn có khoa học công nghệ thông tin trở thành phổ cập như  hiện thời mà bọn nhà nước Việt Nam và quần chúng Viêt Nam, đặc biệt là giới học sinh, khoa bảng, và thương gia  đang  được hưởng thụ tiếp cận- Số lượng Du Sinh Việt Nam tốt nghiệp văn bằng ở các Đại Học Tây Phương ở mức độ đang trở thành lạm phát!!!
-LƯỢNG CÓ, nhưng PHẨM và KẾT QUẢ ở ĐÂU?
-YẾU TỐ CON NGƯỜI (DÂN TRÍ) kHẢ NĂNG ỨNG DỤNG hay YẾU TỐ ĐỊA LÝ, THIÊN NHIÊN VẬT CHẤT?
Tôi để câu trả  lời này lại cho  những ai có đủ thành thật, ngay thẳng và biết tự trọng- đã thoát  khỏi TỤ ÁI DÂN TỘC RỞM , và ĐỊNH KIẾN CHÍNH TRỊ-  thật sự muốn tìm giải pháp cho xã hội mình, đất nước mình, hoặc ít nhất cho những ai  vì mục đích kiến thức, thật sự muốn  đặt vấn đề và lý giải vấn đề theo phương pháp khách quan  và khoa học - suy xét và tự trả lòi.
Ngôn ngữ,  con số thống kê có thể dối trá vì quan điểm và định kiến chính trị.
Nhưng hiện trạng xã hội và đời sống của CHÍNH MÌNH  và của NGƯỜI KHÁC trước mắt mình, nó không thể dối trá. Trừ khi chúng ta mù lòa trí tuệ.
NKPTC
Ghi chú 2 Những mặt hang XUẤT và NHẬP của các  quốc gia đề cập :
Nam Hàn :
Hàng Xuất semiconductors, wireless telecommunications equipment, motor vehicles, computers, steel, ships, petrochemicals               
Hàng Nhập: machinery, electronics and electronic equipment, oil, steel, transport equipment, organic chemicals, plastics

Singapore:
Hàng Xuất machinery and equipment (including electronics), consumer goods, pharmaceuticals and other chemicals, mineral fuels       
Hàng Nhập:              machinery and equipment, mineral fuels, chemicals, foodstuffs, consumer goods

Taiwan:
Hàng Xuất electronics, flat panels, machinery; metals; textiles, plastics, chemicals; optical, photographic, measuring, and medical instruments
Hàng Nhập:              electronics, machinery, crude petroleum, precision instruments, organic chemicals, metals
Malaisia
Hàng Xuất electronic equipment, petroleum and liquefied natural gas, wood and wood products, palm oil, rubber, textiles, chemicals    
Hàng Nhập:              electronics, machinery, petroleum products, plastics, vehicles, iron and steel products, chemicals
Indonesia:
Hàng Xuất: oil and gas, electrical appliances, plywood, textiles, rubber    
Hàng Nhập: machinery and equipment, chemicals, fuels, foodstuffs
 Thailan:
Hàng Xuất :textiles and footwear, fishery products, rice, rubber, jewelry, automobiles, computers and electrical appliances  
Hàng Nhập: capital goods, intermediate goods and raw materials, consumer goods, fuels
VietNam:
Hàng Xuất  clothes, shoes, marine products, crude oil, electronics, wooden products, rice, machinery    
Hàng Nhập: machinery and equipment, petroleum products, steel products, raw materials for the clothing and shoe industries, electronics, plastics, automobile

No comments:

Post a Comment