Friday, July 18, 2014

Đệ Tứ Quyền Phải Được Tôn Trọng thì Mới có Dân Chủ


Đệ Tứ Quyền Phải Được Tôn Trọng thì Mới có Dân Chủ


Phạm Nhất Thanh (Sydney)

Truyền thông, là một cái cơ chế có chức năng hướng dẫn và minh bạch tư tưởng xã hội, ngay cả nó có thể điều khiển, đầu độc tư tưởng con người khi bị kiềm chế bởi tư tưởng độc tài. Nó có thể gieo dần vào vô thức con người những tư tưởng vốn không phải của người đó.[ Gauntlett, David (1997) ]


Trong thế kỷ hôm nay, theo nhận định, hầu hết các nước độc tài, đều không muốn có sự thông tin khả tín, đầy đủ và có chất lượng để hướng dẫn dư luận cũng như nâng cao dân trí cùng cái ý thức dân chủ tính, hầu để bao che những âm mưu mị dân đàng sau những màn cờ chính trị ... [ Barker, Martin (1993)]


Trong nhiều thập niên, để chống lại sự lạm quyền/độc tài, điển hình như phong trào BaLan của nhà dân chủ Lech Walesa, Liên Xô hay tại các xứ dân chủ như Úc Châu vừa qua với sự kiện Work Choice, các công dân trông nhờ vào báo chí và các phương tiện truyền thông để thay đổi những sai trái của các Đảng Phái Chính Trị/Cầm quyền. Có những lúc, Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp có thể lầm lẫn và phạm những sai lầm nên cái đệ tứ quyền (tự do thông tin) là cái cơ chế hướng dẫn dân chủ dư luận kiểm soát các vi phạm sai lầm của xã hội và cầm quyền. Thông thường ở các nước độc tài chuyên chính, quyền lực chính trị chịu trách nhiệm chính trong các vụ vi phạm nhân quyền, kiểm duyệt báo chí, chống lại chuyên chế các quyền tự do công dân. Đơn giản vì những tay này đang muốn bao che cho những sai trái và âm mưu lèo lái nhân quần đi đến một sự nô lệ hoá cho một cá nhân hay chế độ.


Một quốc gia, xã hội hay trong các Đảng Phái Chính Trị/ Cầm Quyền, dĩ nhiên vì nhân vô thập toàn không tuyệt đối đúng và cũng không ai tuyệt đối sai, nên “không thể nào mãi đặt câu hỏi một chiều và đăng tin tốt” vì như vậy khác nào là XHCN chỉ “đăng tin một chiều TỐT cho chế độ độc tài”. Do đó trong khung cảnh dân chủ, các nhà báo, giới truyền thông đại chúng thường được coi như một quyền độc lập, (quyền thứ tư) có nhiệm vụ chính yếu tố giác những vụ bất công, thiếu minh bạch và mâu thuẩn trong những sự kiện liên quan đến đời sống, chính sách và chính trị xã hội liên quan đến các tay chính trị, hầu nâng cao dân trí và hướng dẫn lá phiếu được minh bạch khi bầu phiểu hay ủng hộ. Nhiều lúc vì tiếng nói lương tâm, cảnh giác dư luận, nhiều nhà báo thường phải trả giá đắt như: bị vu khống, khủng bố, thủ tiêu, ám sát như người ta thấy ở Colombie, Guatemala, IRAQ, Việt Nam, Phi Luật Tân và nhiều nơi khác từ các nhà chính trị hay những tập đoàn đang có chiều hướng mị dân.


Điển hình tại VN, 2005 nhà Báo Lan Anh đã bị hăm dọa hành hung chỉ vì “minh bạch” sư tham nhũng trong vụ án thuốc tây [(RFA,2005)] , ngày 29-10-2006, theo tin RFA một biên tập viên của tập san Tự do Dân chủ là bà Dương Thị Xuân đã bị một tai nạn do cầm quyền CSVN gây ra. Cũng như Tờ Ngôn Luận Phóng Viên Không Biên Giới, cùng Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam Tại Thụy Sĩ đã và đang tiếp tục lên án Cầm Quyền VN đàn áp tự do báo chí [( RSF , 21-01-2006)]. Như đã biết, CSVN luôn khống chế và đàn áp tự do báo chí, vì báo chí truyền thông là công cụ nâng cao dân trí, là toà án của dân chủ để kiểm soát những trò mị dân trong chính trị liên quan đến đời sống sinh hoạt của một xã hội, bởi vì kiềm chế được báo chí nên những tệ nạn bè phái đã lủng đoạn, phá nát nền đạo đức Xã Hội VN như ngày hôm nay. Sự thông tin minh bạch là tiếng nói dư luận, có thể vạch sai, và đặt ngược lại câu hỏi với những chính sách, đường lối sai trái, hầu nâng cao đời sống xã hội. Do đó, ai tuyên bố vì dân chủ, vì tổ quốc mà thay vì dùng cái lý để minh bạch sự việc ngược lại xử dụng cái hành xử phi dân chủ Mafia (vu khống, khủng bố, hành hung) thì đó chỉ là những kẻ thời cơ chính trị đang muốn tiêu diệt sự thật để trục lợi cho cá nhân của một Đảng Phái Mị Dân.


Những hành xử độc tài phi dân chủ, không ngoài là mục đích để bảo vệ bộ mặt gian trá của độc tài chính trị không bị lộ tẩy truớc dư luận dân chủ, cũng như là không muốn những âm mưu đen tối nào đó lộ diện trước tiếng nói dân chủ, và hành xử dã man và bán khai Mafia không chỉ xuất hiện tại XHCN mà thậm chí còn xuất hiện nhiều nơi ngay trong sinh hoạt đấu tranh dân chủ tại hải ngoại như vụ kiện vừa qua trên tờ ngôn luận Sài Gòn Times Úc Châu Chủ Bút Hữu Nguyên ngày 8-11-2006 có tuyên bố .. “nhà báo Phạm Thanh Phương đã bị hành hung và hăm dọa bởi một đảng viên của Việt Tân là Lại văn Đức” [(SGT, 2006)] …trên phương diện dân chủ, một nhà dân chủ hay Đảng Phái mệnh danh dân chủ, không thể nào không biết quy định đệ tứ quyền để rồi vô ý thức ngăn cản sự thông tin bằng những hành động không kém gì độc tài CS, theo lẽ thường như sự nhận định của Barker và Martin, trong tác phẫm“The Freedom and Censorship in the Media”, cũng như đã thấy qua bao nước dân chủ và Đảng Phái Dân Chủ khác, khi một tờ báo hay nhà báo nào “bình luận” về chính sách và đường lối của họ, và NẾU họ cảm thấy lời bình luận có SAI thì trách nhiệm của Đảng Chính Trị/Cầm Quyền đó là phải minh bạch, thanh minh hay họp báo để xoá tan nghi ngờ trong dư luận [(Barker, Martin, 1984)], chứ hành động hăm doạ và hành hung không chỉ làm gây hại đến tiếng tăm của một Đảng Chính Trị như Việt Tân, ngược lại còn chứng minh cho dư luận thấy Việt Tân là một Đảng Chính Trị bán khai, thiếu ý thức về quyền dân chủ, như vậy khác nào VT đang muốn tự tuyên bố “tấm áo dân chủ đấu tranh” cho VN của Đảng Việt Tân chỉ là “tấm áo che dấu sự Canh Tân hoà giải với CSVN” như bao lâu nay dư luận thường nhắc đến.


Xã Hội Học ông Miller, David, & Philo, Greg (1996) trong tác phẫm, “The Media Do Influence Us' in Sight and Sound”, nêu rõ tư tưởng Tự do của giới truyền thông chỉ là phần mở rộng của quyền tự do ngôn luận của tập thể, một quyền căn bản của nền dân chủ, trong cương vị ấy, nó không thể bị chiếm đoạt bởi một nhóm quyền lực nào. Quyền tư do này phải bao hàm một trách nhiệm xã hội. Do đó, việc hành sử phải được đặt dưới sự kiểm soát tối thượng dân chủ tính của xã hội [(Miller, David, & Philo, Greg (1996)]. Từ niềm tin này, những ai đấu tranh dân chủ phải đề ý thức thực thi dân chủ tính, và tôn trọng trách nhiệm của các phương tiện truyền thông. Cũng như nếu thật lòng, thì hãy làm TỐT và hãy đặt niềm tin vào “công đạo tại lòng dân chủ” dưới cái tự do thông tin.


Nhà Tiến Sĩ Kỷ Thuật Truyền Thông, ông Gauntlett, David (1995a) tại Anh Quốc và tác phẩm “Understanding Television's Influences and Effects” (thông hiểu Sự Ảnh Hưởng và của TV Truyền Thông), nêu rõ nhằm mục tiêu bảo vệ dân trí, và dân chủ, giới truyền thông với lòng can đảm dấn thân của các nhà báo, phải can đảm bình luận thời sự, chính trị phân tích sự lợi hại và đúng sai một cách phi phe phái, chỉ hướng về phía dân chủ, cung cấp cho các công dân một phương tiện chỉ trích, tố giác, đẩy lùi và ngăn trở một cách dân chủ và có hiệu quả các quyết đînh bất hợp pháp, thiếu minh bạch, bất công và cả những tội ác chống lại các công dân vô tội. Đó là những gì người ta thường gọi là “tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng”[(Gauntlett, David (1995a) ]


Dưới quyền của bọn trùm Mafia Đỏ CSVN và những lực lượng Chính Trị Phong Kiến, ngày nay thêm vào các quyền truyền thông. Tất cả đã và đang bị những phe nhóm “nhân danh” tự do tư tưởng tự do báo chí, nhưng chúng lại hô hào “vì dân chủ, tự do hãy đóng cửa bảo nhau v.v” chúng tự vạch vùng cấm địa bao quanh chúng ngăn cản những ai nêu ra thắc mắc, thậm chí chúng tấn công vào tất cả sự thật nào nhằm bảo vệ lợi ích của đa số dân quần bằng những hình thức chiêu dụ, vu khống vô căn cứ hay hành hung và hăm doạ. Giới truyền thông đại chúng và sự tự do toàn cầu có mối liên hệ sâu sắc. Vì thế nếu thực muốn VN có nền dân chủ phải mở rộng sự suy nghĩ về tính chất và các phương sách công dân có thể đòi hỏi, và giới truyền thông cũng phải tiếp tục có nghĩa vụ nghề nghiệp cũng như cái Đệ Tứ Quyền, tôn trọng sự thật và lương tâm nghề nghiệp trong nền tự do hóa toàn cầu thay vì chỉ là một công cụ vụ lợi cho các tổ hợp, chiều theo ý muốn của các chủ nhân ông. Vốn dĩ, dân chủ không phải được cấu tạo bởi “chiếc áo đẹp dân chủ” hay vì có những cơ quan/hội đoàn mang danh dân chủ, mà tất cả đều là do có thực thi tính chất dân chủ, tôn trọng những tiếng nói dù là bất đồng chính kiến.


Trong cuộc chiến tranh tư tưởng giữa dân chủ hoá và độc tài phe phái, các phương tiện truyền thông được sử dụng như những võ khí chiến đấu. Các thông tin bị nhiễm bẩn, đầu độc bởi những tin đồn đãi, bởi những sự phản thông tin, sự méo mó vô căn cứ và những thủ đoạn gian xảo cần phải bị bạch hoá trước nhân quần, thông tin tại XHCN đã bị nhiễm độc. Nó làm ô nhiễm tinh thần xã hội, nó điều khiển, đầu độc tư tưởng con người. Nó muốn gieo dần dần vào trong vô thức con người những ý tưởng vốn không phải của cá nhân người đó. Đó là lý do cần phải lập ra điều có thể gọi là “hệ sinh thái thông tin”, nhằm mục đích tẩy rửa các lọai “thông tin cò mồi một chiều tự thánh hoá” thông tin của những điều dối trá. Một lần nữa, người ta có thể thấy tính chất thái quá về thông tin trong cuộc chiến Việt Nam(1954-1975) hay Iraq vừa qua. Cần phải “tẩy độc” thông tin. Cũng vậy, để có được “các thông tin sạch” hoặc ít ra là ít bị nhiễm độc hơn, các công dân phải cùng nhau hành động, đòi hỏi giới truyền thông trong các tổ hợp tôn trọng sự thật. Vì chỉ có nghĩa vụ tìm sự thật mới tạo ra tính hợp pháp, tính chất quyết đînh cho hành động truyền bá, phổ biến tin tức. . Ngày nay, trong các nước độc tài không có các thông tin khả tín, đầy đủ và có chất lượng. Ngược lại, trong các nước dân chủ, thông tin lại tràn ngập ở mọi mặt. Thông tin ngày nay trở thành hết sức phong phú. Trong một chừng mực, thông tin trở thành một yếu tố thứ cần thiết trong các phong trào dân chủ hoá.


Vì thế chúng ta cần phải càng phải tôn trọng cái tự do báo chí, và những tiếng nói ngôn luận để tự trang bị cho mình một phương tiện chống lại thứ chuyên quyền núp bóng trong những khung cảnh dân chủ và hoà bình đang và đã khủng bố những tiếng nói bình luận của quyền tự do ngôn luận. Dùng những tiếng nói bình luận và phê bình trong giới truyền thông và xã hội để thanh lọc vàng thau cũng như để kiểm soát hành động phi dân chủ/hoạt đầu chính trị dưới lốt “dân chủ”. Hầu đem lại cho người VN những sự thật chân thật lý lẽ cùng dẫn chứng hầu thúc đẩy niềm tự tin trong dân chủ tự quyết. Và chỉ có những kẻ độc tài/chính trị bất tài ngu xuẩn vì lợi ích cá nhân chà đạp lên tư do ngôn luận hầu lừa gạt dân trí như Đảng CSVN hơn 61 năm qua, hay như hành xử của Việt Tân Lại Văn Đức vừa qua thì mới có thể mang những hành xử côn đồ vô giáo dục để hă doạ khủng bố và hành hung thay vì thực thi dân chủ tính dùng lý lẻ để phản luận và bảo vệ quan điểm.


Thông tin là một tài sản chung.Tính chất của nó không thể chỉ được dành cho giới phe phái chính trị mà phải gắn bó với những lợi ích của dân trí nhân quần. Những nghĩa vụ nghề nghiệp và tính đạo lý trong thông tin phải rõ ràng và được bảo vệ, kiểm soát bởi sự nhận định của dân trí qua trung gian những sự thật tối thiểu qua trung gian tự do bình luận, khả tín, độc lập và khách quan. Một trong những quyền tự do tôn quí nhất của con người là quyền tự do thông tin, truyền bá tư tưởng và các ý kiến quan điểm và không thể có một quyền nào có thể giới hạn một cách độc đoán tự do ngôn luận hay tự do báo chí dù bằng cách hành hung, hăm doạ hay vu khống vô căn cứ. Nhưng những quyền này chỉ được thực thi bởi các tổ hợp truyền thông với điều kiện là không được vi phạm tới các quyền khác cũng linh thiêng là mỗi công dân đều có quyền có các thông tin không bị nhiễm độc (một chiều không dẫn chứng). Các tổ hợp truyền thông không thể núp bóng quyền tự do ngôn luận để truyền bá những thông tin sai lạc, không thể tuyên truyền cho một tư tưởng có tính cách bao che sự thật hay có các thủ đoạn lũng đoạn khác.


Liên đoàn quốc tế truyền thông coi quyền tự do ngôn luận là tuyệt đối. Chủ nhân những tổ chức/đảng phái hay cầm quyền không thể hành xử “nhân danh tự do của mọi người” để làm tổn hại tới quyền tự do ấy, do đó phải hiểu là từ nay đã sinh ra một đối lực có thiên hướng tập trung những cá nhân có cùng lý tưởng trong một phong trào toàn cầu chống lại mọi lạm dụng, lũng đoạn để tiếm quyền phát biểu của công chúng. Các nhà báo, giới đại học, các nhà hoạt động xã hội, các độc giả, người sử dụng internet... tập họp lại để có một sức mạnh chung tranh đãu trong khung cảnh dân chủ và hoà bình. Các người chủ trương toàn cầu hóa dân chủ đã từng tuyên bố rằng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của dân chủ hoá tổng hợp. Tổ chức quốc tế giám sát về truyền thông cũng xác nhận rằng thế kỷ này sẽ là thế kỷ mà sự truyền thông và thông tin, tất cả quyết định sẽ thuộc về mọi công dân toàn cầu tự do phê bình, bình luận và giám sát cũng như có quyền đặt ngược câu hỏi, để sa thải những kẻ độc tài chuyên chế hay những chệch hướng của một quan điểm hay hiện tượng.



Tài Liệu Tham Khảo: 


1. Barker, Martin, (ed.), " Freedom and Censorship in the Media", pp. 131, Pluto Press,London, 1984
2. Barker, Martin (1993), Ideology, Power and the Critics, Manchester University Press, Manchester'Sex Violence and Video
3. Borden, Richard J. (1975), in Journal of Personality and Social Psychology, vol. 31, no. 3, pp. 567-573. 
4. Gauntlett, David (1997), Video Critical: the Environment and Media Power, 
5. Gauntlett, David (1995a), Moving Experiences: Understanding Television's Influences and Effects
6. Hữu Nguyên - Sài Gòn Times Úc Châu 8-11-2006, Nhà Báo Phạm Thanh Phươn bị Hành Hung & Hăm Dọa
7. Miller, David, & Philo, Greg (1996) trong tác phẫm, 'The Media Do Influence Us' in Sight and Sound
8. Lawrence Erlbaum Associates, Hillsdale, New Jersey. Gerbner, George (1994), 'The Politics of Media Violence: Some Reflections'
10. Vietnamese League for Human Rights in Switzerland,12.1.2005 (Phóng Viên Không Biên Giới tố cáo Việt Cộng kềm kẹp và đàn áp báo chí )

No comments:

Post a Comment